Chăm vợ ở cữ rất tệ, nhưng cứ có khách tới chơi anh lại tỏ ra là một người chồng hoàn hảo

Nắng - Ngày 31/12/2024 00:00 AM (GMT+7)

Tủi nhất là khi có khách tới chơi nhà, anh lại tỏ ra như một người chồng hoàn hảo.

Chồng mình là người sống tính toán, keo kẹt bởi ngay sau khi kết hôn, anh liền tuyên bố thẳng rằng tài chính gia đình anh sẽ quản lý. Lương anh 1 tháng 20 triệu sẽ dành để lo việc lớn còn lương tôi lo chi tiêu hàng ngày. Nhưng kể từ lúc mang bầu thì tôi càng cảm nhận được rõ hơn sự ích kỷ, hẹp hòi của anh.

Tuy vợ mang thai, anh vẫn không những không quan tâm chăm sóc. Đã vậy mỗi khi tôi đi chợ anh lại hỏi giá từng món. "Sao lại mua đắt thế? Cái này cần thiết không?" - những câu hỏi ấy như lưỡi dao sắc nhọn cứa vào lòng tự trọng của tôi. Có lần, tôi mua hộp sữa dành cho bà bầu, anh càu nhàu suốt cả ngày, cho rằng tôi hoang phí. Mặc dù tôi giải thích rằng:

“Em đi khám, bác sĩ nói cân nặng của con nhẹ hơn tuổi thai nên cần phải ăn uống bổ sung”.

Chồng tôi keo kẹt, tính toán với vợ từng đồng. (Ảnh minh họa)

Chồng tôi keo kẹt, tính toán với vợ từng đồng. (Ảnh minh họa)

Vậy mà anh vẫn còn đỏ mặt gắt gỏng:

 "Gớm, cô cứ vẽ chuyện. Ngày xưa các cụ có sữa bầu đâu mà vẫn đẻ khỏe đó thôi!".

Tôi lặng im, nuốt nước mắt vào trong, bởi hơn ai hết, tôi biết rằng tranh cãi với anh chỉ làm mọi thứ tệ hơn.

Khi tôi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể nặng nề, mệt mỏi, nhưng anh chưa bao giờ chủ động giúp đỡ. Tối nào tôi cũng phải gắng gượng nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, dù trong lòng chỉ mong được nghỉ ngơi. Anh viện lý do "anh đi làm cả ngày mệt rồi", trong khi tôi, cũng là người đi làm, chẳng nhận được chút cảm thông nào.

Sinh con xong, tôi bước vào giai đoạn ở cữ, những tưởng sẽ được chồng chăm sóc, nhưng mọi chuyện lại hoàn toàn ngược lại. Anh chẳng hề quan tâm đến chế độ ăn uống của vợ. Không những thế, anh thường xuyên đi sớm về khuya, không đi chợ mua đồ ăn để mặc vợ tự xoay xở. Hôm nào có thức ăn thừa từ bữa trước thì tôi mang hâm lại, hôm thì luộc quả trứng, không ít bữa chỉ có bát cơm mắm. Tủi quá tôi bảo chồng:

“Em ăn uống thế nào cũng được nhưng còn con. Thằng bé đã không ăn sữa ngoài, mà anh để em ăn khem khổ thế này, lấy đâu sữa cho con bú”.

Anh lại chẹp miệng khó chịu:

“Cô đừng suốt ngày lấy con làm cái cớ đòi hỏi. Người ta cũng chửa đẻ đầy ra kia, có ai suốt ngày yêu sách như cô”.

Thậm chí mẹ tôi có gửi thức ăn lên cho con gái tẩm bổ sau sinh anh cũng tiết kiệm, không cho tôi ăn nhiều, nói rằng:

 "Ăn ít thôi, để dành lâu dài. Ăn nhiều chỉ tổ béo ú sau lại mất công nhịn ăn giảm cân".

Trong khi sau khi sinh, vì không được tẩm bổ lại một mình chăm con, tinh thần căng thẳng, người tôi gày xanh, mệt mỏi. Ai tới chơi cũng bảo có khả năng tôi bị hậu sản. Riêng chồng tôi không lo lắng gì cho vợ.

Tủi nhất là khi có khách tới chơi nhà, anh lại tỏ ra như một người chồng hoàn hảo. Hôm đó, một người bạn thân của anh ghé thăm, anh đi chợ mua cả thịt cá, hoa quả về. Lúc dọn cơm, anh bưng một tô canh đầy thịt hầm đến trước mặt tôi, ép tôi ăn như thể anh quan tâm lắm. Anh giục:

"Ăn đi em, phải tẩm bổ để có sữa cho con".

Những ngày ở cữ, hành xử của chồng khiến tôi buồn tủi vô cùng. (Ảnh minh họa)

Những ngày ở cữ, hành xử của chồng khiến tôi buồn tủi vô cùng. (Ảnh minh họa)

Anh nói, giọng ngọt ngào như mật. Tôi không biết nên cười hay nên khóc. Trước mặt bạn bè, anh cố gắng xây dựng hình ảnh một người chồng mẫu mực, trong khi thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Những món ăn ngon chỉ xuất hiện khi có người tới chơi.

Tôi từng nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng vẫn muốn con lớn lên trong một gia đình đầy đủ cha mẹ nên chưa đành lòng dứt bỏ. Nhưng tôi không thể ngừng nghĩ rằng, liệu tôi có thể chịu đựng được bao lâu nữa. Những ngày ở cữ lẽ ra là thời gian người phụ nữ cần được yêu thương, chăm sóc nhất, nhưng với tôi, đó lại là những ngày đầy tủi nhục và nước mắt. Càng nghĩ, tôi càng thất vọng về chồng!

Hậu sản sau sinh là gì?

Theo y học hiện đại, hậu sản sau sinh là giai đoạn 6 tuần kể từ ngày em bé ra đời. Thời gian 6 tuần được xác định là vì: Khi có thai, các cơ quan sinh dục của người phụ nữ phát triển để thích nghi với việc mang bầu. Sau khi sinh con được 6 tuần, trừ vú vẫn phát triển để nuôi con thì các cơ quan sinh dục sẽ dần trở lại bình thường như trước khi sinh.

Như vậy, bất kỳ người phụ nữ sau sinh con nào cũng sẽ bước vào giai đoạn hậu sản. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ không được chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn sinh con thì dễ mắc một số bệnh lý. Nhóm bệnh này được gọi là bệnh hậu sản sau sinh.

Những nguyên nhân dẫn tới bệnh hậu sản gồm:

- Thai phụ không được chăm sóc tốt trong thời kỳ mang thai nên cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể;

- Trước khi sinh, thai phụ bị mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng dẫn đến kiệt sức, tăng nguy cơ mắc bệnh hậu sản;

- Khi chăm sóc con, người mẹ khó tránh khỏi những áp lực gây ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe nói chung;

- Không kiêng cữ sau khi sinh con, gần gũi chồng quá sớm cũng có thể gây tổn thương cho cơ quan sinh dục, khiến cơ thể dễ mắc bệnh.

Chăm vợ ở cữ rất tệ, nhưng cứ có khách tới chơi anh lại tỏ ra là một người chồng hoàn hảo - 3

Gặp mẹ chồng tương lai, tôi tái mặt định bỏ chạy ngờ đâu bà kéo tay nói một câu khiến tôi nghẹn ngào
Ngày hôm ấy, anh dẫn tôi về nhà để gặp mẹ anh. Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho một cuộc gặp không mấy dễ dàng bởi trước đó, anh cũng từng kể mẹ anh là...

Tâm sự bà bầu

Theo Nắng
Nguồn: [Tên nguồn]30/12/2024 22:50 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu