Cô gái đau bụng xin nghỉ làm, chiều về bạn cùng phòng choáng váng nhìn cảnh trên giường

Hà Phương - Ngày 16/03/2022 05:13 AM (GMT+7)

Do thiếu kinh nghiệm nên sau khi sinh con một mình trong kí túc xá, sản phụ không biết phải xử trí thế nào khiến bạn cùng phòng được phen hú hồn khi trở về.

Khám thai là việc làm rất quan trọng vì nó có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, từ đó bác sĩ sẽ có phương pháp chăm sóc phù hợp và biện pháp can thiệp kịp thời khi có sự cố xảy ra. Nhưng khi mang thai lần đầu tiên, không ít bà bầu vì thiếu kinh nghiệm và chủ quan mà không đi khám thai thường xuyên khiến bản thân rơi vào hiểm cảnh.

Chị Lý là dân tỉnh lẻ, cùng chồng tới thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) làm việc và sống trong ký túc xá của công ty. Sau một thời gian làm việc ở đây, chị Lý mang thai và đây cũng là đứa con đầu lòng của vợ chồng chị.

Vì cảm thấy mình còn trẻ khỏe, ăn được ngủ được nên chị vẫn đi làm như bình thường. Nhưng điều đáng nói là chị Lý không đi khám thai bao giờ nên chị không biết ngày dự sinh là khi nào, tình trạng thai nhi có tốt hay không.

Vì chủ quan nên chị Lý không đi khám thai lần nào trong suốt thai kỳ. Ảnh minh họa

Vì chủ quan nên chị Lý không đi khám thai lần nào trong suốt thai kỳ. Ảnh minh họa

Vào cuối tháng 2, chồng chị được công ty cử đi công tác nước ngoài. Vào khoảng 5h sáng ngày 27/2, chị Lý bỗng cảm thấy đau bụng và cơn đau ngày càng dữ dội. Vì là lần đầu mang thai nên chị Lý khá hoang mang, không biết mình đang đau bụng vì lý do gì.  

Nhưng vì xấu hổ và sợ làm phiền đồng nghiệp nên chị không dám nói với ai, chỉ nằm xuống giường nghỉ ngơi, nghĩ chỉ cần nghỉ một chút là được. Tuy nhiên, những gì xảy ra tiếp theo khiến chị Lý bị sốc nặng. Đến khoảng 12h trưa, thai phụ thấy cơn đau ngày càng tăng khiến chị mồ hôi nhễ nhại. Một thời gian ngắn sau, con chị cứ thế chào đời.

Do quá hoảng loạn nên chị Lý không dám cử động, nhau thai vẫn chưa trôi ra. Chị cũng không dám tự mình xử lý dây rốn và lau người cho đứa con mới chào đời. Chị cứ thế nhìn đứa trẻ nằm khóc trên giường, khăn trải giường cũng bị nhuốm đỏ vì máu.

Chị Lý đã sinh con ngay tại kí túc xá nhưng sau đó chị lại không biết phải xử trí ra sao. Ảnh minh họa

Chị Lý đã sinh con ngay tại kí túc xá nhưng sau đó chị lại không biết phải xử trí ra sao. Ảnh minh họa

Tới 4h chiều, khi đồng nghiệp đi làm về, họ thấy trên sàn nhà có vết máu và trên giường có một đứa trẻ còn nguyên dây rốn thì mới biết chị Lý đã sinh con. Lúc này, nhau thai đã ra khỏi cơ thể của sản phụ, nhưng đứa trẻ vì không được ủ ấm nên da dẻ tím tái, nhợt nhạt đi.

Các đồng nghiệp nhanh chóng gọi xe cấp cứu cho chị Lý. Sau khi nhận tin báo, các bác sĩ thuộc khoa cấp cứu và khoa sản của Bệnh viện Trường Sa số 4 đã nhanh chóng tới kí túc xá cùng túi đồ hộ sinh.

Khi đến nơi, các bác sĩ nhìn thấy đứa trẻ sơ sinh chưa được cắt dây rốn, quần áo cũng không được mặc, chỉ đắp một chiếc chăn mỏng trong khi gió lạnh từ cửa sổ đang thổi vào từng cơn khiến màu da của đứa trẻ trở nên xanh tím. Sau khi sơ cứu, hai mẹ con sản phụ được đưa tới bệnh viện để kiểm tra. Người mẹ được khâu vết rách ở tầng sinh môn, tiêm phòng uốn ván để chống nhiễm trùng, trong khi đứa trẻ được chuyển đến khoa sơ sinh để tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Trương Dương, giám đốc bệnh viện kiêm trưởng khoa sản cho biết, trong nhiều năm hành nghề, ông đã gặp rất nhiều ca sinh nở ngoài bệnh viện như vậy. Trong các trường hợp này, đa số cả mẹ và con đều rơi vào tình trạng vô cùng nguy hiểm. Vậy làm thế nào để tránh được việc sinh con ngoài bệnh viện?

Sinh con ngoài bệnh viện mang tới nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ảnh minh họa

Sinh con ngoài bệnh viện mang tới nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Ảnh minh họa

Bác sĩ Trương Dương cho rằng, phụ nữ mang thai nên đi khám thai thường xuyên và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Với những thai phụ không rõ ngày dự sinh khi tính theo kỳ kinh cuối, họ nên kiểm tra kịp thời để xác định ngày dự sinh theo số liệu thăm khám.

Bên cạnh đó, thai phụ cố gắng không đi xa trong 3 tháng giữa thai kỳ, ở nhà càng nhiều càng tốt, chú ý các dấu hiệu trước khi sinh như ra máu âm đạo, đau bụng chuyển dạ,… để đi khám sản khoa kịp thời.

Nếu có dấu hiệu chuyển dạ và đã quá muộn để tự mình di chuyển đến bệnh viện, thai phụ nên gọi cấp cứu. Nếu thai nhi vẫn chưa chào đời, bạn có thể gọi điện thoại cho bác sĩ để được hỗ trợ sinh nở từ xa trong khi chờ nhân viên y tế đến.

Nếu đã “vượt cạn” xong, cần phải giữ ấm cho mẹ và trẻ sơ sinh, chú ý vệ sinh sạch sẽ. Nếu nhau thai chưa ra khỏi cơ thể người mẹ thì không nên kéo mạnh, có thể chờ nó trôi ra tự nhiên.

Sau khi nhân viên y tế đến, họ sẽ hỗ trợ lấy nhau thai ra tùy theo tình trạng sức khỏe của người mẹ. Nếu nhau thai đã tự ra thì không được vứt bỏ, vì nhân viên y tế cần kiểm tra xem bánh nhau có còn nguyên vẹn không để tránh tình trạng sót nhau trong bụng người mẹ.

Vợ đẻ sòn sòn 12 đứa con trong 12 năm, anh chồng vẫn muốn kiếm thêm
Mặc dù cặp vợ chồng này đã có tới 12 đứa con nhưng họ chưa bao giờ nghĩ tới việc sử dụng biện pháp tránh thai.

Tin tức mẹ bầu

Hà Phương (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu