Đẻ 11 ngày đã phải đi làm, chiều qua nhà nội đón con, tôi uất nghẹn thấy chồng lén đưa tiền cho mẹ

Thảo Nguyên - Ngày 10/01/2023 12:00 PM (GMT+7)

Vừa đẻ được 11 ngày mà tôi đã phải ra chợ bán hàng vì chồng không chịu đưa tiền chi tiêu hàng tháng.

Cứ nghĩ đến chồng và mẹ anh là tôi lại thấy ức không chịu nổi. Vợ con đói khát, lại đang ở cữ mà anh nào có quan tâm gì. Bao tiền kiếm được, anh đưa hết cho bà nội giữ.

Lấy nhau mới được hơn 1 năm nhưng tôi đã thấy dài như cả thế kỷ. Nguyên nhân chỉ vì vợ chồng không hợp nhau về mọi mặt.

Khi còn yêu, thấy anh thường xuyên rủ về nhà chơi, tôi còn nghĩ anh là người rất tâm lý, coi trọng tình cảm gia đình. Nhà tôi ở làng bên nên mỗi lần sang đó, tôi đều mua quà cáp, hoa quả biếu bố mẹ anh. Bản thân anh cũng rất hiếu thuận với ông bà. Cứ cuối tháng lấy lương anh đưa hết cho mẹ giữ. Ngày lễ nọ lễ kia anh đều mua quà cho bà. Thấy anh yêu thương và quan tâm bố mẹ như vậy, tôi nghĩ anh có hiếu và rất an tâm.

Lúc mang bầu, dù nhìn vợ chi tiêu thiếu thốn do không đi chợ được nhưng chồng cũng chẳng biết ý đưa thêm tiền. (Ảnh minh họa)

Lúc mang bầu, dù nhìn vợ chi tiêu thiếu thốn do không đi chợ được nhưng chồng cũng chẳng biết ý đưa thêm tiền. (Ảnh minh họa)

Khi cưới nhau về tôi chán ngấy với người chồng suốt ngày chỉ bám váy mẹ. Ngay hôm vợ chồng kiểm phong bì cưới của cả 2 ở nhà riêng được hơn 60 triệu đồng, chưa kịp mừng thì anh đã đề nghị: “Tí anh sang nhà rồi đưa hết cho mẹ cầm hộ nhé”.

Tôi thấy lạ và hụt hẫng nhưng cũng chẳng dám nói gì mặc anh muốn làm gì thì làm. Còn nghĩ bà cầm hộ lúc nào cần vợ chồng lấy cũng được.

Dù cưới vợ về rồi nhưng lương tháng của chồng tôi chẳng bao giờ đưa cho vợ. Lấy lương cái anh rút sạch về đưa cho mẹ giữ. Anh bảo phải lo các khoản lớn nhưng chẳng thấy lo toan bất cứ khoản gì. Đối nội đối ngoại 1 tay tôi lo tất. Mọi khoản xăng xe, ăn trưa và tiêu vặt anh còn quay sang xin vợ: “Cho anh đồng đổ xăng”, “Cho anh mấy chục nghìn ăn trưa”….

Thậm chí lúc tôi mang bầu, dù nhìn vợ chi tiêu thiếu thốn vì tháng cuối tôi đau hông không đi chợ được anh cũng chẳng biết ý mà góp thêm tiền vào. Tận lúc gần đi đẻ, không thấy anh đưa tiền sắm sửa đồ cho con, tôi mới gào lên:

“Thế anh không định đưa đồng nào sắm đồ cho con à? Con đẻ ra lấy gì mà mặc và dùng đây?”.

Tới lúc ấy anh mới chịu nhè ra 15 triệu bảo mua sắm cho con và đi đẻ, còn dặn đi dặn lại: “Tôi chỉ tiết kiệm được chừng đó, cô liệu mà xoay xỏa cho khéo, không còn đồng nào mà thò ra nữa đâu”.

Sau sinh, tôi ở cữ tại nhà riêng, hàng ngày có bà nội ở cách đó nửa km qua giặt giũ, cơm nước giúp. Mang tiếng vợ ở cữ không bán hàng được mà chồng tôi chỉ bỏ ra 3 triệu để vợ tẩm bổ, ăn uống. Tôi phải vét hết những đồng tiền để dành cuối cùng để chi tiêu ăn uống và lo bỉm sữa cho con.

Cho tới hôm sau 11 ngày nằm cữ, không có tiền tiêu nên tôi sốt ruột quá lên kế hoạch đi chợ bán hàng. Vì con nhỏ nên tôi chỉ bán 1 buổi chiều thay vì cả ngày như trước cho có đồng ra đồng vào. Chồng biết chuyện nhưng không cản vợ. Vì thế đầu giờ chiều tôi bế con sang bên nhà nội gần đó gửi mẹ chồng trông giúp và tối bế con về.

Vừa bán hàng những buổi đầu tiên nên tôi sốt ruột hay nghỉ sớm vì sợ con khóc. Một ngày tôi tạt qua mẹ chồng đón con thì thấy cổng ngõ  đã mở, xe chồng tôi cũng ở đó.

Bước vào nhà bất ngờ, tôi thấy chồng đang rút ví ra đưa cho mẹ chồng 40 triệu:

“Đây mẹ cầm hộ con tiền này, không được nói cho vợ con biết nhé. Giờ nó đi chợ rồi nên không lo thiếu tiền bỉm sữa nuôi con đâu”.

Con trai đưa tiền cho cầm, mẹ anh cười tít mắt, còn bảo chẳng dại mà khoe vì biết con dâu ở cữ đang thiếu thốn. Nhìn cảnh này mà tôi chết lặng, uất ức quá nên đi thẳng tới chỗ 2 mẹ con anh rồi lên tiếng:

“Vợ thì hết sạch tiền tiêu, mới 11 ngày ở cữ đã phải ra chợ bán hàng mong có đồng ra đồng vào mua sữa bỉm nuôi con, vậy mà anh còn lén gửi cho bà nội cất giấu hộ cơ đấy”.

Chồng tôi sau phút choáng váng thì vênh mặt lên: “Tiền của tôi, đưa ai cất giữ và cho ai là việc tôi”.

Nghe chồng nói mà tôi thất vọng ghê gớm, tôi hét lên: “Vậy anh cứ ôm đống tiền của anh về sống với mẹ anh đi, mẹ con tôi khỏi cần người chồng vô tâm và kiệt sỉ như vậy”.

Dù đang ở cữ vất vả bao nhiêu tôi cũng chịu được nhưng có chồng như này thì tôi ở vậy cho xong. (Ảnh minh họa)

Dù đang ở cữ vất vả bao nhiêu tôi cũng chịu được nhưng có chồng như này thì tôi ở vậy cho xong. (Ảnh minh họa)

Nói xong tôi xin phép vào ôm con thơ về trong sự bất ngờ của mẹ chồng. Thật sự, dù đang ở cữ vất vả bao nhiêu tôi cũng chịu được nhưng có chồng như này thì tôi ở vậy cho xong. Vợ sau sinh không có tiền, chỉ ăn toàn rau với trứng và thịt nạc đến phát chán. Từ giờ tôi tự chăm mình thôi.

Tôi sẽ bán vàng cưới đi để không phải ăn uống hà tiện và dành thời gian nghỉ ngơi sau sinh mà không phải đi làm sớm. Bởi tôi lo ngại, đi làm sớm sau sinh, lại lao động tay chân khi cơ thể chưa phục hồi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần sau này. Hỏi thật các chị, sau sinh bao lâu tôi có thể đi làm bình thường?

Sau sinh bao lâu thì có thể đi làm bình thường?

Việc đi làm trở lại sau khi sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng sức khỏe của người phụ nữ, điều kiện tài chính gia đình và môi trường làm việc cụ thể.

Thông thường, nếu công việc là lao động tay chân hoặc công việc nhiều áp lực, các bác sĩ sẽ khuyên người phụ nữ nên đợi ít nhất 6 tháng mới nên quay trở lại làm việc như bình thường.

Còn nếu là những công việc nhẹ nhàng hơn hoặc chỉ đơn giản là làm một số công việc vặt thì có thể bắt đầu sau vài tuần hoặc 1 tháng. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi người.

Càng có nhiều thời gian nghỉ ngơi, người phụ nữ càng nhanh hồi phục hơn, chăm sóc em bé tốt hơn và giảm nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cũng như các biến chứng khác liên quan.

Nhưng đôi khi, do hoàn cảnh bắt buộc, người phụ nữ phải đi làm ngay sau khi sinh vài ngày hoặc vài tuần. Dĩ nhiên đó là sự lựa chọn của mỗi gia đình. Dù không muốn hoặc dù phải chịu quá nhiều áp lực, quá bận rộn nhưng vẫn phải làm như vậy, đó là cuộc sống thực tế mà hàng ngàn phụ nữ trên toàn thế giới đang phải trải qua.

Cận cảnh những vết sẹo sau sinh mổ để thấy người mẹ hi sinh nhiều như thế nào
Những vết sẹo này dù năm tháng có trôi qua cũng không thể nào phai mờ hết. Đó là dấu tích cho thấy sự hi sinh của các bà mẹ to lớn đến nhường nào.

Sinh mổ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc sau sinh