Hải Băng "lấy cùi như hóa thạch" nằm 3 năm trong ngực, 1000 người mới bị một người

Hồng Nhung - Ngày 04/04/2022 06:10 AM (GMT+7)

Không chỉ gặp khó khăn khi 3 lần sinh mổ liền nhau, Hải Băng còn gặp vô vàn khó khăn sau sinh khi bị áp xe ngực, nằm trong trường hợp hiếm 1000 người mới có một người bị.

Nhìn tổ ấm nhỏ hạnh phúc của Hải Băng và diễn viên Thành Đạt với 3 nhóc tì nhí hiện nay, ai nấy cũng phải ngưỡng mộ. Tuy nhiên để có được tổ ấm nhỏ này, Hải Băng phải trải qua muôn vàn khó khăn, đối diện với rất nhiều nguy hiểm, có thể vỡ tử cung, nguy cơ nguy hiểm cho mẹ rất cao khi sinh mổ liên tiếp 3 nhóc tì kế cận nhau trong một thời gian ngắn.

Hải Băng trải qua nhiều khó khăn khi sinh 3 con cho nam diễn viên Thành Đạt.

Hải Băng trải qua nhiều khó khăn khi sinh 3 con cho nam diễn viên Thành Đạt. 

Không chỉ gặp nhiều vấn đề khi mang thai, sau sinh Hải Băng cũng gặp nhiều khó khăn không kém khi bị áp xe vú – nỗi ám ảnh kinh hoàng của các mẹ sau sinh.

Được biết, trước đó, sau 3 lần sinh và 2 năm chịu đựng, tháng 11/2021 vừa qua, nữ ca sĩ đã nhập viện để chữa trị áp xe vì không thể chịu được những cơn đau kéo dài. "Trải nghiệm hết hồn. Chỉ có phụ nữ mới được đau kiểu này. Mình không cho bé út bú mẹ. Khi phát hiện bị hiện tượng áp xe thì đã uống thuốc. Tuy nhiên một thời gian sau nó bị tái lại, kéo dài hơn 2 năm không trị được nên mới quyết định đi mổ", Hải Băng từng chia sẻ.

Cô bị áp xe ngực và là trường hợp hiếm gặp 1000 người mới có một người.

Cô bị áp xe ngực và là trường hợp hiếm gặp 1000 người mới có một người.

Mới đây, khi sức khỏe ổn định, Hải Băng đã lần đầu kể về việc bản thân gặp vấn đề khá nghiêm trọng sau mỗi lần sinh, đó là áp xe vú. Hải Băng cho biết, do nhiều mẹ quan tâm đến tình hình sức khỏe của cô khi mổ áp xe lần 2 nên cô sẽ chia sẻ khoảng thời gian gặp vấn đề đến sau khi xử lý cho những mẹ đang chăm con sẽ có thêm kinh nghiệm để tự theo dõi sức khoẻ của mình và điều trị kịp thời nếu gặp phải trường hợp như cô.

“Cơ địa Băng trộm vía rất nhiều sữa, sau khi sinh bé Kem Băng cho bé bú được gần 4 tháng vì một bên tuyến sữa viêm, cứ 1 bên ra sữa, 1 bên ra máu, cộng thêm bé kem dị ứng sữa mẹ, cứ uống sữa mẹ là nổi chàm bung bét mặt, cũng cố cho bé uống mà ngưng sữa mẹ là đỡ, uống sữa mẹ lại nổi bung bét. Lúc ngắt sữa 1 bên viêm lâu lâu cũng đau và chảy máu, khi theo dõi bác sĩ siêu âm, xét nghiệm thì không có dấu hiệu bất thường”, Hải Băng kể.

Sau khi sinh bé thứ 2, tình trạng áp xe của Hải Băng vẫn không khá hơn, khiến cô phải quyết định ngắt sữa luôn từ đầu với bé thứ 3. Tuy nhiên, tình trạng vẫn tiếp tục kéo dài khiến Hải Băng vô cùng đau đớn.

“Đến lượt sinh bé thứ 2, sau khi mổ 2 ngày là về sữa quá trời, cũng vắt sữa cho KOi bú được 5 ngày thì bắt đầu 1 bên viêm cũ lại chảy máu, chảy nhiều mà vẫn cố vắt đều 2 bên nhưng chỉ có 1 bên sữa cho KOi, còn bên chảy máu thì bỏ. Bạn KOi trộm vía nên không đủ lượng sữa và 1 bên ra máu nhìu quá buộc phải ngắt sữa sau 12 ngày, đi khám bác sĩ chỉ nói viêm bình thường và uống thuốc.

Sinh bé cuối KiO, Băng quyết định từ đầu ngắt sữa luôn để không pải đổi sữa trong giai đoạn đầu rất tội con. Ngắt sữa lần cuối bác sĩ phải cho thuốc ngắt sữa vì sữa vẫn về, cảm giác kinh khủng mỗi lần sữa về chỉ có phụ nữ sinh con mới thấu.

Sau sinh 3 tháng đi khám, siêu âm tổng quát hết thì tình trạng vẫn bình thường không có dấu hiệu bất ổn nhưng phần ngực bị viêm vẫn cứ đau và chảy máu, đi khám bác sĩ vẫn chỉ cho thuốc uống và thoa chứ không có gì khác...Băng cũng kỹ lắm khám tới 3 nơi luôn nhưng bác sĩ vẫn chỉ nói viêm bình thường không có gì...”, Hải Băng tâm sự.

Cuối năm 2021 vừa qua cô đi điều trị, quyết định cắt bỏ phần bị viêm.

Cuối năm 2021 vừa qua cô đi điều trị, quyết định cắt bỏ phần bị viêm.

Và sau hơn 2 năm sinh bé thứ 3, tình trạng áp xe vẫn kéo dài khiến cô đau kinh khủng, không thể chịu đựng được nên đến cuối năm 2021, cô quyết định cắt bỏ phần bị viêm. Hải Băng cho hay, khi phẫu thuật những tưởng đơn giản là cắt bỏ, nào ngờ phần viêm đó làm mủ lâu ngày nên không phải cắt là cắt, bác sĩ phải hút hết dịch mủ bên trong rồi mổ hở để dịch mủ chảy ra và phải chờ lành hết mới xử lý được vì mủ còn thì sẽ không thể nào lành được vết thương. May mắn khi xét nghiệm dịch không có dấu hiệu ung thư nhưng khi nghĩ lại mỗi lần thay băng cô lại thấy tê tái, ám ảnh.

“Sau 5 tháng vết thương lành rồi thì Băng mới đi tiểu phẫu để cắt bỏ toàn bộ tuyến sữa bị viêm, lấy ra 1 cái cùi như hoá thạch sau hơn 3 năm nó nằm trong người...giờ thì ổn rất nhìu và chờ đợi kết quả xét nghiệm của phần tuyến sữa cắt bỏ có phải cùi ung thư không...”, Hải Băng chia sẻ.

Cuối cùng, cô cũng nhắn nhủ, những mẹ nào thấy có dấu hiệu như cô chia sẻ nên tìm đi bệnh viện để xử lý sớm, không nên để tình trạng mủ nằm trong người lâu ngày dễ dẫn đến ung thư. Cô may mắn là không sao nên mong các mẹ sau bài viết này sẽ tránh được những vấn đề như cô từng mắc phải.

Chia sẻ của bà xã diễn viên Thành Đạt khiến nhiều người bất ngờ và thương cảm về những nỗi đau đớn cô đã trải qua sau sinh. Dưới bình luận, Hải Băng cũng trấn an mọi người bởi trong 1000 người mới có một người bị như cô, nên mọi người đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, khi cho con bú không hết, các mẹ nhớ vắt hết ra để không bị tắc và nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra kỹ nếu có tình trạng giống như cô.

Hải Băng cho biết, khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến sữa bị viêm, lấy ra một cái cùi như hóa thạch, đó là phần bị viêm làm mủ lâu ngày nên cứng lại.

Hải Băng cho biết, khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến sữa bị viêm, lấy ra một cái cùi như hóa thạch, đó là phần bị viêm làm mủ lâu ngày nên cứng lại.

Được biết, áp xe là bệnh nhiều mẹ bỉm thường mắc phải sau khi sinh nở, biểu hiện là vùng da áp xe sẽ căng nóng, sưng tím, núm vú tụt, bắt đầu nổi viêm hạch, gây đau nhức, khó chịu. Khi bị áp xe, các mẹ bỉm sẽ mệt mỏi, sụt cân nhanh, gầy yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và cuộc sống. Đây là bệnh nhiều mẹ bỉm thường mắc phải sau khi sinh nở. Để đề phòng, mẹ cần nhớ những nguyên tắc sau: 

- Sau khi sinh con mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và cho con bú sớm ngay sau sinh, bú thường xuyên và bú đúng tư thế. 

- Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú. 

- Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú. 

- Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa. Để tránh bị tắc tia sữa, bạn có thể xoa bóp bằng tay, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại hoặc hút sữa bằng máy... 

- Tránh làm nứt hoặc xước núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa; cũng nên tránh để da bị khô nẻ. Nên mặc áo ngực phù hợp, vừa vặn... để tránh gây tổn thương vú. 

- Không cai sữa sớm, khi cai sữa, nên giảm dần số lượng và số cữ bú từ từ.

Sắp vỡ chum, ca sĩ Mỹ Dung khoe ảnh bán nude tình tứ bên chồng đại gia
Dù là hình chụp ngược sáng, nhưng không thể phủ nhận rằng vóc dáng bầu bí của bà mẹ vẫn đẹp xuất sắc.

Nhân vật mang bầu

Hồng Nhung (Ảnh: FBNV)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sau sinh