Lương 22 triệu bảo góp thêm cho bố mẹ chồng 700 ngàn/tháng mà con dâu kêu để dành tiền chữa vô sinh

Thảo Nguyên - Ngày 30/11/2023 11:00 AM (GMT+7)

Bao năm ở chung, chúng có phải bỏ 1 đồng tiền ăn nào ra đâu, mọi sinh hoạt phí tôi đều lo tất.

Vợ chồng tôi chỉ có một con trai nên mặc dù khi bạn gái nó về ra mắt chúng tôi không ưng nhưng con đã lựa chọn nên vẫn đồng ý cho 2 đứa đám cưới. Sau cưới, các con cũng sống chung nhà với bố mẹ. Hàng ngày 2 con đều đi làm đầu bếp tại khách sạn, nhà hàng nên lương tháng rất khá. Con trai tôi là đầu bếp khách sạn 3 sao nên lương tháng 40 triệu đồng. Con dâu làm tại nhà hàng thu nhập chỉ 22 triệu.

Nói về con dâu mà nhiều lúc tôi buồn lòng. Mang tiếng con có ăn học nhưng không biết cách cư xử. Con còn có rất nhiều tật xấu khiến tôi không vừa mắt như: ăn cắp vặt tiền của mọi người trong gia đình, ăn vụng, nói năng không suy nghĩ và rất tính toán với bố mẹ chồng.

Cưới nhau đến năm thứ 3 vợ chồng con dâu vẫn chưa có con, tôi giục đi khám mỏi miệng 2 con mới chịu thu xếp đến bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Cưới nhau đến năm thứ 3 vợ chồng con dâu vẫn chưa có con, tôi giục đi khám mỏi miệng 2 con mới chịu thu xếp đến bác sĩ. (Ảnh minh họa)

Đã nhiều lần tôi góp ý cải thiện chuyện này nhưng con dâu vẫn không thay đổi. Nghĩ đến gia đình, tôi lại xuê xoa đi cho không khí vui vẻ. Nhưng con dâu chẳng biết đấy là đâu, vẫn không ý tứ khiến chúng tôi rất buồn lòng.

Do con dâu con trai bận công việc tối ngày, thường làm lệch ca nhau nên ít khi cả hai đã cùng ở nhà một hôm. Có lẽ vì vậy mà chuyện vợ chồng của các con cũng nhặt thưa hơn trước. Bởi thế, cưới nhau đến năm thứ 3 vợ chồng con dâu vẫn chưa có con. Tôi giục đi khám mỏi miệng 2 con mới chịu thu xếp đến bác sĩ.

Qua các xét nghiệm, bác sĩ khẳng định tình trạng sức khỏe của con dâu hoàn toàn bình thường nhưng chồng nó thì gặp vấn đề. Đó chính là con trai tôi ít tinh dịch do mất cân bằng nội tiết tố.

Các bác sĩ cũng nói, xuất tinh ít đồng nghĩa với lượng tinh dịch xuất ra ít. Lúc này, lượng tinh trùng của con trai không đảm bảo cho khả năng sinh sản, khiến quá trình thụ thai rất khó có thể xảy ra. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiếm muộn ở 2 vợ chồng chúng.

Để có con, 2 vợ chồng con trai đều đã đi thăm khám, điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng 2 năm qua, may mắn vẫn chưa mỉm cười. Dù sốt ruột nhưng tôi chỉ biết mua thuốc bổ cho 2 con uống và tẩm bổ cho chúng nhiều đồ ngon để có sức khỏe tốt.  

Vài lần tôi cũng hỏi con dâu về chi phí chữa vô sinh hiếm muộn nhưng con dâu chỉ kêu tốn kém, vợ chồng làm ra đồng nào đổ hết vào đó. Biết các con nặng gánh tìm con, phận làm bố mẹ tôi cũng không hỗ trợ được nhiều. Bởi mang tiếng ở chung nhà nhưng mọi sinh hoạt phí bao năm tôi lo hết. 2 con đi làm chỉ việc lấy tiền nhét túi cũng như ngồi vào bàn ăn. Ăn xong đến cái bát con cũng không chịu rửa giúp.

Hôm vừa rồi sau khi tính toán số tiền đi chợ hết 8 triệu/tháng. Sau khi cân đối tiền lãi ngân hàng 2 vợ chồng gửi để phòng thân chỉ được 7,2 triệu/tháng lãi, tôi có bảo con dâu đưa thêm 700 ngàn để thoải mái chi tiêu hơn. Nào ngờ con dâu không đưa và còn tỏ vẻ hậm hực. Điều này khiến tôi rất buồn, cảm giác như con dâu con trai đều vô ơn với bố mẹ.

Con dâu lúc nào cũng kêu chữa vô sinh tốn kém. (Ảnh minh họa)

Con dâu lúc nào cũng kêu chữa vô sinh tốn kém. (Ảnh minh họa)

Rõ ràng là bố mẹ, tôi đã bao bọc và chiều chuộng các con. Bao năm ở chung, chúng có phải bỏ 1 đồng tiền ăn nào ra đâu, mọi sinh hoạt phí tôi đều lo tất. Vậy mà giờ biết bố mẹ không còn tiền vẫn không muốn bỏ ra hay biếu dù chỉ 1 đồng.

Có lẽ tôi đã sai cách và thất bại khi nuôi dạy các con để giờ vợ chồng con trai, con dâu có thu nhập cao vậy vẫn ích kỷ. Con dâu lúc nào cũng kêu chữa vô sinh tốn kém. Không biết chữa vô sinh hiếm muộn có thật sự hết nhiều tiền không?

Chi phí điều trị vô sinh hiếm muộn có đắt đỏ

Vấn đề tài chính trong điều trị hiếm muộn không chỉ là mối lo lắng của mỗi cặp vợ chồng mà còn là sự cân nhắc, e ngại của các bác sĩ trước khi ra chỉ định điều trị.

Mặc dù so với các nước trên thế giới, chi phí cho một ca hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều, tuy nhiên so với thu nhập trung bình thì con số này vẫn là gánh nặng của hầu hết các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Hiện tại điều trị hiếm muộn vẫn chưa có trong danh mục chi trả của Bảo hiểm y tế, thuốc môi trường và vật tư tiêu hao hầu hết đều phải nhập từ nước ngoài về. Các bệnh viện đang nỗ lực hỗ trợ để giúp cho các bệnh nhân giảm chi phí trong quá trình điều trị như giảm các thủ tục hành chính rườm rà, hoàn thành hồ sơ sớm nhanh gọn, tránh mất thời gian và chi phí đi lại cho bệnh nhân, sử dụng phác đồ, thuốc, môi trường hợp lý tránh lãng phí của bệnh nhân, đồng thời có những chính sách giúp các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn,…

Để giảm chi phí tài chính chữa vô sinh, các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc có nguy cơ hiếm muộn nên đi khám sớm, đừng vì lý do tài chính mà chần chừ vì sẽ bỏ qua giai đoạn “vàng” điều trị, đến khi chuẩn bị đủ tài chính rồi thì không còn cơ hội điều trị nữa hoặc điều trị tốn kém.

Ngoài ra, không phải ai hiếm muộn cũng cần phải thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tốn kém, đã có nhiều trường hợp chỉ cần bác sĩ tư vấn, hỗ trợ thuốc nhẹ nhàng, tốn ít chi phí mà vẫn đạt được kết quả.

Lương 22 triệu bảo góp thêm cho bố mẹ chồng 700 ngàn/tháng mà con dâu kêu để dành tiền chữa vô sinh - 3

Con dâu báo tin có bầu mà tôi chết lặng vì sợ bí mật giấu kín 10 năm sắp bị lộ
Sau cưới, tôi mua nhà chung cư cho 2 con ở riêng để cuộc sống thoải mái nhất. Con dâu tôi xinh xắn, biết ứng xử và nhanh nhẹn.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu