Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời

Như Loan - Ngày 08/04/2021 06:00 AM (GMT+7)

Lúc bác sĩ báo tin mang thai ba, chị Alen Trần bật khóc trong phòng siêu âm, đầu óc rối bời, điều duy nhất chị nghĩ lúc đó là: “Rồi mình sẽ nuôi các con như nào đây?”

Tam thai tự nhiên rất hiếm gặp, tỷ lệ khoảng 1/60.000 - 1/200 triệu ca nhưng điều hy hữu đó lại bất ngờ xảy đến với gia đình chị Alen Trần và anh Trung Bùi đang sống ở thành phố Toronto, Canada. Thậm chí, ngày biết mang đa thai bà mẹ trẻ còn sốc và choáng váng.

Những tưởng sẽ chẳng thể vượt qua được những tháng ngày bầu bí vất vả, nhưng với quyết tâm và tình yêu thương dành cho các con, chị Alen đã mạnh mẽ cùng 3 bé cán đích thành công ở tuần 34. Ba em bé Linh – Minh – San lọt lòng khỏe mạnh là niềm hạnh phúc vô cùng lớn lao của bà mẹ Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 1

Vợ chồng chị Alen đón 3 em bé vào ngày 12/3/2021.

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 2

Sáng 2/4 vừa qua, hai trong số ba em bé của mẹ Alen được xuất viện về nhà. Anh Trung vừa tranh thủ nấu đồ ăn sáng và cho bé đầu lòng - Tuệ An (3 tuổi) vệ sinh cá nhân. Anh bảo, cũng giống như rất nhiều gia đình khác, khi bé đầu đã cứng cáp anh chị lên kế hoạch sinh thêm con cho vui cửa vui nhà.

Nhắc đến chuyện sinh đẻ chị Alen rất ngưỡng mộ mẹ chồng bởi hơn 20 năm trước bà cũng là người từng mang song thai và cùng một lúc vượt cạn đón 2 người con. Chị kể: “Em chồng mình là cặp sinh đôi nên mình rất ngưỡng mộ mẹ chồng. Mình thầm nghĩ ước gì sau này cũng may mắn được sinh đôi như bà, nhưng khi biết bản thân mang thai ba tự nhiên thì thực sự choáng váng và sốc”.

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 3

Chị Alen mang đa thai bụng khá to.

Thời điểm chị mang thai cũng là lúc dịch bệnh ở Canada diễn biến phức tạp, chị phải vào phòng siêu âm mà không có chồng đi theo. Khi bác sĩ báo tin mang đa thai, chị Alen bật khóc nức nở, đầu óc rối bời do trước đó chị chưa từng chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ có tới 4 đứa con. Lúc đó trong đầu chị chỉ duy nhất 1 câu hỏi: “Rồi mình sẽ nuôi các con như nào đây?”. Trong lúc chị vẫn đang ngổn ngang suy nghĩ, bác sĩ siêu âm vỗ vai và nói: “Nó là 1 phép màu, tôi tin bạn sẽ làm được, sinh ba tự nhiên rất hiếm”

Cầm phiếu siêu âm đưa cho chồng xem. Anh thẫn thờ một lúc sau đó bối rối theo vợ. Chị được chuyển qua bệnh viện có các bác sĩ chuyên về những ca thai kỳ nguy hiểm hoặc phức tạp. Tại đây chị được đặt hẹn đi khám và siêu âm mỗi tuần trong những tháng cuối thai kỳ.

Buổi gặp mặt đầu tiên với bác sĩ, chị được tư vấn về các nguy cơ khi mang thai ba, những rủi ro sẽ gặp phải trong suốt quá trình mang thai, và được bác sĩ khuyên cân nhắc giảm thiểu một bé. “Bác sĩ nói mang thai cùng trứng nên cả ba em bé chung một nhau thai, đồng nghĩa với việc lượng dinh dưỡng từ 1 nhau thai phải chia ra cho ba bé, nhiều khi sẽ xảy ra trường hợp, lượng dinh dưỡng chia ra không đều. Bé nhận ít quá, bé thì nhiều quá làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi” – chị nhớ lại.

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 4

Cô con gái đầu lòng của chị Alen bên em bé.

Với quan niệm con đến với mình như một cái duyên nên hai vợ chồng chị quyết tâm giữ lại cả ba. Chị cho rằng, tất cả các bé đều đang khoẻ mạnh thì chẳng có lý do gì để từ bỏ một bé còn nếu trong thai kỳ có xảy ra vấn đề gì thì coi như số kiếp an bài.

Quyết tâm giữ lại quyền sống cho các con, chị Alen tích cực tham gia vào các nhóm đa thai để tìm hiểu thêm thông tin, học hỏi kinh nghiệm của những người có hoàn cảnh thai kỳ như mình.

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 5

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 6

Ở lần mang bầu này, bà mẹ trẻ cảm nhận rõ sự khác biệt so với lần chửa bé Tuệ Minh. Chị thấy cơ thể tăng cân nhanh hơn, mệt mỏi buồn ngủ và liên tục đói bụng. Là người Việt sống ở nước ngoài lại đúng mùa dịch bệnh nên hai vợ chồng chị không có được nhiều sự giúp đỡ. Một tay anh Trung vừa làm việc tại nhà vừa lo cho con gái đầu lòng và kiêm thêm chăm vợ bầu.

Chị nói: “Mình bầu ba cảm giác rất nặng nề, không làm được việc gì quá nặng, và cũng không đứng lâu được, đa số là chồng mình lo toan hết. May mắn có một người bạn mỗi tuần qua giúp gia đình nấu ăn và chăm bé đầu mỗi lúc mình đi khám thai”.

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 7

Ở Canada chị Alen không phải lo về chi phí nhập viện hay sinh đẻ, vì tất cả đều được bảo hiểm chi trả. Chị được hẹn mổ vào ngày thứ 4 của tuần thai 35 nhưng do chị có cảm giác quá sức nặng nề ở tuần cuối các bác sĩ quyết định cho mổ ở tuần thai 34.

Đêm trước ngày sinh chị lo lắng không ngủ nổi, bước vào phòng mổ với tâm trạng hồi hộp. Ngày hôm đó, anh Trung cũng được vào phòng theo dõi toàn bộ cuộc mổ, nhìn các con lần lượt chào đời với cân nặng 2,4kg, 2,2kg và 1,7kg khóc to anh không kìm được cảm xúc.

Sau sinh các con được chuyển đến trung tâm chăm sóc trẻ sơ sinh do chào đời thiếu tháng. Đến ngày 6/4, chị đã đón được 2 bé về nhà, bé còn lại lại vẫn phải ở bệnh viện theo dõi đến khi nào tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể với môi trường và tự bú bình được mới được xuất viện.

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 8

Mang thai hiếm 200 triệu ca mới có một, nghe bác sĩ báo tin, mẹ Việt ở Canada rối bời - 9

Lượng sữa mà chị Alen vắt để đem vào bệnh viện cho các con.

Đón hai em bé về đoàn tụ cùng gia đình, anh Trung và chị Alen quay cuồng với bỉm sữa. Hiện tại chị đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là với những em bé sinh non như ba em bé Linh – Minh – San.

Từng trải qua một lần sinh thường và một lần sinh mổ chị Alen lại càng khâm phục những chị em phụ nữ gánh thiên chức làm mẹ. Chị nói: “Sau lần mang thai và sinh mổ ba bé, mình rất khâm phục những mẹ bầu sinh mổ tới 2-3 lần, vì mình “may mắn” được cảm nhận cả hai phương pháp sinh thường và sinh mổ, nên mình biết sinh mổ cực kỳ đau đớn, thời gian phục hồi cũng lâu hơn sinh thường. Mình chỉ mong các mẹ bầu hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để cùng nhau cán đích thành công”.

8X sinh tam thai khỏe mạnh, mẹ chồng nhìn các cháu rồi ngất xỉu trước phòng mổ
Khi nhìn thấy những đứa cháu nội, người bà vô cùng xúc động nhưng khi vừa đưa tay ra định bế cháu thì đột nhiên ngất xỉu.
Như Loan (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con