Khi thấy vợ có những dấu hiệu mệt mỏi, thỉnh thoảng bị đau bụng râm ran, người chồng không yên tâm nên đã đưa đến bệnh viện kiểm tra.
Mang thai "dày" có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của người mẹ cũng như cuộc sống gia đình. Chính vì vậy, các mẹ sau sinh đều được khuyên không được chủ quan trong vấn đề tránh thai như cặp vợ chồng dưới đây.
Câu chuyện do anh Lý (30 tuổi, sống tại Quý Châu, Trung Quốc) chia sẻ trên diễn đàn dành cho những người lần đầu làm cha mẹ. Anh cho biết mình và vợ kết hôn cách đây 2 năm. Sau ngày cười không lâu, vợ anh phát hiện có "tin vui". Dù ban đầu hai vợ chồng định kế hoạch một thời gian để ổn định cuộc sống rồi mới có con nhưng khi mọi thứ nằm ngoài kế hoạch, cả hai vẫn vui vẻ đón nhận. Trong lần mang thai đầu tiên, vợ anh bầu một bé trai bé trai, ốm nghén nặng và vất vả vô cùng. Cô đã phải nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai chờ sinh con. May mắn thay cuối cùng mọi thứ đều ổn, vợ anh Lý sinh con thành công vào tháng 3 năm nay.
Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu như gần đây vợ anh Lý bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, hay nôn mửa. Không chỉ vậy, cô còn kêu cảm thấy trong bụng có gì đó khác lạ, thỉnh thoảng lại động đậy và lâm râm đau nhẹ. Lo sợ vợ bị di chứng gì sau sinh nên anh Lý lập tức đưa cô đến bệnh viện kiểm tra.
Anh Lý lo lắng vợ bị di chứng sau sinh khi nghe cô nói cảm thấy trong bụng có gì "động đậy". (Ảnh minh họa)
Ai ngờ đâu kết quả khám khiến cả hai vợ chồng đứng hình, anh Lý mặt méo xệch không nói nên lời. Đó là bởi bác sĩ cho biết vợ anh đã mang bầu tiếp được 16 tuần và lần này cũng là một cặp song thai. Cảm giác "động đậy" mà cô cảm nhận được chính là hai em bé đang chuyển động trong bụng.
Anh Lý khi biết gia đình chuẩn bị tăng thêm 2 thành viên thì cảm giác lo lắng nhiều hơn hẳn so với vui mừng. Vừa thương vợ lại phải mang bầu, sinh con vất vả, anh vừa sợ mình không gánh vác nổi vấn đề kinh tế để chăm lo cho các con.
Kết quả kiểm tra cho thấy vợ anh đã tiếp tục mang bầu và lần này còn là thai đôi. (Ảnh minh họa)
Riêng vợ anh Lý thì đến tận khi có ảnh siêu âm vẫn chưa tin nổi mình có bầu. Cô thắc mắc với bác sĩ tại sao mình đang cho con bú, chưa có kinh nguyệt trở lại mà đã có thể mang thai. Bác sĩ giải thích cho con bú vô kinh đúng là một biện pháp tránh thai sau sinh nhưng nó chỉ có thể phát huy hiệu quả khi thực hiện triệt để, đúng cách.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là người mẹ cho con bú làm gia tăng nồng độ prolactin. Khi prolactin tăng trong máu sẽ ngăn chặn sự rụng trứng và làm như vậy ngăn ngừa mang thai. Phụ nữ cho con bú hoàn toàn thường không rụng trứng trong ít nhất 6 tháng sau khi sinh con và tiếp tục cho con bú trong 12 tháng sau khi sinh con, không trở về rụng trứng (do đó bảo vệ khỏi mang thai) trong thời gian này.
Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là mẹ phải cho con bú hoàn toàn, cả ngày lẫn đêm và không ngừng cữ nào. Có thể bà mẹ 9X này đã cho con bú ngắt quãng và quan hệ vào lần rụng trứng đầu tiên sau sinh, khi chưa kịp có kinh nguyệt nên vẫn có thể "dính bầu".
Những biện pháp tránh thai sau sinh an toàn - Đặt vòng tránh thai nội tiết tố (IUS); - Dùng vòng tránh thai không chứa nội tiết tố (IUD); - Sử dụng bao cao su; - Sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin; - Tiêm thuốc ngừa thai; - Dùng màng chắn âm đạo và mũ chụp tử cung; - Cấy que tránh thai sau sinh; - Miếng dán tránh thai sau sinh. Tuy nhiên, mỗi biện pháp tránh thai cần có thời gian thích hợp để áp dụng nên mẹ cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. |