Mặc dù đi khám thai bình thường, việc sinh nở thuận lợi nhưng gia đình sản phụ lại nhận tin dữ về đứa con đầu lòng của họ chỉ 3 ngày sau đó.
Video xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai.
Chị Lương (32 tuổi) sống ở Thiết Lâm Cảng thuộc thành phố Bắc Hải (Quảng Tây, Trung Quốc) có thai vào tháng 7/2020. Vì là con đầu lòng nên chị vô cùng thận trọng, chú ý điều hòa cơ thể cũng như chế độ dinh dưỡng. Được người thân và bạn bè giới thiệu, chị đã chọn khám thai và sinh con tại Bệnh viện phụ sản Bắc Hải.
Trước khi sinh con, thai phụ đã trải qua gần 10 lần siêu âm tại bệnh viện này và kết quả đều bình thường. Vào ngày 22/3, vì ngày dự sinh đã qua mà chị chưa có dấu hiệu chuyển dạ nên vợ chồng chị nhập viện để tiêm thuốc kích đẻ. Tối hôm sau, chị hạ sinh một bé trai phương pháp sinh mổ, mẹ tròn con vuông.
“Con tôi là một bé trai, nặng 2.9kg, mẹ tròn con vuông. Ngay từ khi mang thai, vợ chồng tôi đã nghĩ ra tên để đặt cho con, tên bé là Tiếu Chinh Kiệt”, chị Lương nói.
Chị Lương hạnh phúc khi bên con trai. Ảnh minh họa
Nhưng niềm vui nhanh chóng bị tiêu tan. Người mẹ này nhận thấy con trai thường bị nôn trớ và không đi đại tiện suốt 2 ngày sau sinh. Mãi tới trưa 25/3, các bác sĩ của bệnh viện đưa đứa trẻ đi tắm thì mới phát hiện ra vấn đề nằm ở đâu. Hóa ra, bé Kiệt bị teo hậu môn bẩm sinh, tức sinh ra mà không có hậu môn.
Nghe tin dữ, vợ chồng chị Lương vô cùng hoảng sợ và lo lắng, vội vã đưa con tới Bệnh viện nhân dân số 2 Bắc Hải để điều trị. Cùng ngày hôm đó, đứa trẻ phải trải qua một ca phẫu thuật kéo dài vài tiếng nhưng kết quả không mấy lạc quan vì tình trạng bệnh rất phức tạp.
Tối 26/3, sau nhiều lần tham vấn, Chinh Kiệt được chuyển tới Bệnh viện liên kết 1 của Đại học Y Quảng Tây để điều trị. Những tưởng đứa trẻ sẽ có hi vọng được sống nhưng không ngờ vợ chồng chị Lương lại nhận về tin dữ. Con trai chị đang nguy kịch sau ca phẫu thuật. Bởi lẽ, ngoài không có hậu môn, Chinh Kiệt còn bị tắc ruột, tổn thương thận cấp, tổn thương tim, vỡ niệu đạo và nhiễm trùng huyết cùng nhiều biến chứng khác.
Bệnh viện Phụ sản Bắc Hải.
“Nhiều cơ quan nội tạng của đứa trẻ đã bị tổn thương”, anh Tiếu, chồng của chị Lương đau đớn nói. Các bác sĩ cũng cho biết, con trai anh sẽ phải trải qua một số ca phẫu thuật và nó đều rất khó khăn. Ca mổ dù thành công đến mấy cũng để lại di chứng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sau này của bé.
Trong khi đó, ngay từ khi chào đời, chi phí điều trị cho con trai đã lên tới 40.000 tệ (hơn 141 triệu đồng). Ước tính sẽ cần thêm 200.000 tệ (gần 707 triệu đồng) nữa để điều trị tiếp và có thể căn bệnh này sẽ không được chữa khỏi.
Đối mặt với sự bấp bênh của tương lai cùng chi phí phuẫu thuật điều trị quá cao, anh Tiếu vô cùng đau đớn và tuyệt vọng. Tối 30/3, anh làm thủ tục xuất viện cho con trai, đưa con trở lại Bệnh viện Phụ sản Bắc Hải. Chia sẻ với phóng viên, chị Lương ruột đau như cắt: “Tôi rất muốn cứu con trai tôi nhưng lực bất tòng tâm. Gia đình tôi không phải thuộc hộ khá giả, việc này đã khiến kinh tế gia đình tôi tồi tệ hơn”.
Bé Tiếu Chinh Kiệt.
Vì các cuộc kiểm tra trước sinh đều thực hiện ở Bệnh viện Phụ sản Bắc Hải nên khi con trai được phát hiện không có hậu môn sau khi chào đời, gia đình chị không thể không đặt dấu hỏi rằng tại sao bệnh viện không phát hiện ra dị tật của đứa trẻ từ trước. “Điều khiến gia đình tôi không thể chấp nhận được là việc bệnh viện chỉ phát hiện ra tình trạng của con tôi khi nó được 3 ngày tuổi”, chị Lương nói,
Người mẹ này cho rằng do bệnh viện không tìm ra vấn đề kịp thời nên tình trạng của con trai chị ngày càng xấu đi, bỏ lỡ thời gian điều trị tốt nhất. Dù vậy, cho đến nay gia đình chị vẫn chưa nhận được lời xin lỗi từ bệnh viện và họ cũng không muốn trả lời trực tiếp về vấn đề này.
Tới ngày 6/4, phóng viên đến Bệnh viện phụ sản Bắc Hải. Do không thể đi đại tiện nên bé Chính Kiệt không thể ăn uống, chân tay gầy guộc và phần đầu chỉ to bằng nắm tay người lớn. Chứng kiến cảnh bé trai nằm trên giường bệnh với nhiều ống nhựa chằng chịt gắn vào cơ thể, liên tục khóc lóc vì đau đớn, ai cũng không kìm nổi nước mắt. Vào tối 8/4, bé Chính Kiệt không may qua đời khi mới 16 ngày tuổi.
Hiện Ủy ban Y tế Bắc Hải đã cử một nhóm gồm 5 chuyên gia từ sản khoa, nhi khoa, phẫu thuật nhi, 2 nhân viên giám sát sức khỏe và thực thi pháp luật, đến Bệnh viện Phụ sản Bắc Hải để tiến hành điều tra vụ việc. Về việc bệnh viện có lỗi và chịu trách nhiệm hay không chỉ có thể đưa ra kết luận sau khi giám định kỹ thuật về sơ suất y tế.
Những vấn đề ở thai nhi siêu âm không thể phát hiện Siêu âm thai là phương pháp chuẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi sự phát triển và phát hiện bất thường ở thai nhi khá phổ biến hiện nay. Tuy vậy, vẫn những căn bệnh bẩm sinh mà siêu âm thai không thể phát hiện. - Khiếm thị bẩm sinh: Khi ở trong bụng mẹ, bé không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên có thể không mở mắt. Vì vậy, siêu âm sẽ không thể chẩn đoán được bé có bị khiếm thị bẩm sinh hay các tật về mắt không. - Khiếm thính bẩm sinh: Tương tự như khiếm thị bẩm sinh, siêu âm cũng không thể phát hiện ra bé có vấn đề về thính giác hay không khi chỉ nhìn được cấu trúc bên ngoài tai. - Bệnh tim bẩm sinh: Siêu âm thai thông thường sẽ khó có thể phát hiện bệnh tim bẩm sinh mà nếu bố mẹ thấy có nguy cơ con mắc bệnh cao thì phải làm xét nghiệm sàng lọc. - Rối loạn chuyển hóa: Những bé bị mắc các chứng rối loạn trao đổi chất có thể có vẻ ngoài bất thường, não kém phát triển. Tuy nhiên, không có cách nào có thể xác định căn bệnh nguy hiểm này trước khi sinh. - Dị tật bộ phận sinh dục bẩm sinh: Nếu bé trai gặp các vấn đề về tinh hoàn, đường sinh dục hay bé gái bị dị tật ở tử cung thì siêu âm cũng "bó tay". |