Đẻ con nửa tiếng thấy bác sĩ có hành động lạ, sản phụ cau mày: "Bác còn làm gì vậy?”

Minh Khuê - Ngày 20/12/2020 06:51 AM (GMT+7)

Sau khi con được y tá bế ra ngoài, cô vẫn phải ở lại trong phòng sinh, nằm trên bàn đẻ cả nửa tiếng đồng hồ. Bác sĩ nam bắt đầu thò tay vào phần dưới của cô và sờ soạng. Cô đã rất khó chịu và sự thật phía sau quá bất ngờ.

Nhắc đến chuyện sinh nở là một điều vô cùng hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Nhiều người hình dung rằng chỉ cần đẻ xong đứa con là việc lâm bồn đã hoàn thành. Nhưng thực tế không phải vậy. Có rất nhiều những việc có thể xảy ra trong quá trình sinh nở. Câu chuyện dưới đây là một trường hợp điển hình.

Trước khi sinh con, mẹ Coco đã từng rất xấu hổ khi nghĩ đến việc bác sĩ nam đỡ đẻ cho mình. Thế nhưng ngày đó đến, theo chỉ định và sự phân công của bệnh viện, đỡ đẻ cho cô là một bác sĩ nam. Sau nhiều giờ dày vò, vất vả, cuối cùng cô đã hạ sinh một bé trai. Sau khi con trai cất tiếng khóc chào đời, cô cứ ngỡ mình sẽ sớm được đẩy ra ngoài.

Tuy nhiên, sau khi con được y tá bế ra ngoài, cô vẫn phải ở lại trong phòng sinh, nằm trên bàn đẻ cả nửa tiếng đồng hồ. Các bác sĩ và y tá hoàn toàn không có ý định đưa cô ra ngoài. Thậm chí một bác sĩ nam còn bắt đầu đưa tay vào phần dưới của cô và sờ soạng. Cô đã rất xấu hổ và khó chịu mà lớn tiếng nói lại: ““Đứa trẻ ra rồi, bác sĩ còn làm gì vậy?”

Đẻ con nửa tiếng thấy bác sĩ có hành động lạ, sản phụ cau mày: amp;#34;Bác còn làm gì vậy?” - 1

Chuyện sinh nở là một điều vô cùng hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ với rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra (Ảnh minh họa)

Cùng với hành động của bác sĩ, cô cảm thấy đau bên dưới, cơn đau còn tức tối và khó chịu hơn gấp nhiều lần khi sinh con vừa rồi. Trong lúc cô lớn tiếng nói lại bác sĩ thì bác sĩ nam đã dùng tay lấy nhau thai ra. Lúc này cô mới hiểu nguyên nhân của việc mình bị nằm lại lâu và hành động của các bác sĩ nãy giờ là gì.

Sinh con thực sự là một cuộc chiến đối với mọi người phụ nữ. Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, sự đau đớn, nguy hiểm đối với các bà mẹ cũng đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, phụ nữ không thể tránh khỏi những tai nạn khác nhau trong quá trình sinh nở. Một trong số đó là nhau thai không thể tự động thải ra ngoài và các bác sĩ phải bóc nhau thai bằng tay. Điều này thực sự là một cơn đau, một trải nghiệm không thể nào quên đối với người phụ nữ.

Nhau bong non là gì?

Nhìn chung, sau khi sinh con, tử cung sẽ co bóp trở lại trong khoảng 5 phút. Nhau thai sẽ được đào thải ra ngoài cơ thể dưới sự co bóp của tử cung. Toàn bộ quá trình diễn ra từ 5 – 15 phút. Nếu sau khi sinh 30 phút mà nhau thai vẫn chưa được thải ra ngoài thì gọi là hiện tượng sót rau.

Lấy nhau thai bằng tay được y học gọi là phẫu thuật bóc nhau thai nhân tạo. Tức là bác sĩ sẽ đưa tay vào tử cung của người mẹ và lấy nhau thai ra từng chút, từng chút một. Nếu một lần không hết, bác sĩ sẽ thực hiện nhiều lần cho đến khi chắc chắn không còn cặn trong tử cung của người mẹ.

Đẻ con nửa tiếng thấy bác sĩ có hành động lạ, sản phụ cau mày: amp;#34;Bác còn làm gì vậy?” - 2

Sản phụ xấu hổ và khó chịu khi sinh xong nửa tiếng mà bác sĩ vẫn bắt nằm trên bàn đẻ và thao tác ở vùng kín. Hóa ra cô bị sót nhau thai (Ảnh minh họa)

Tác hại của sót nhau thai

Băng huyết sau sinh

Sau khi mẹ sinh con, tử cung dần co lại như trước khi mang thai, nếu nhau thai còn sót lại trong tử cung sẽ ảnh hưởng đến quá trình co lại của tử cung và gây băng huyết sau sinh. Băng huyết sau sinh do sót nhau thai có thể dẫn đến thiếu máu, suy nhược sau sinh, rụng tóc, vô kinh…

Chảy máu ồ ạt

Ai cũng biết vai trò của nhau thai là cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Sau khi sin hem bé một cách suôn sẻ, nhau thai vẫn còn trong cơ thể và sẽ không có tác dụng gì cả. Nhau thai còn sót lại trong tử cung sẽ dần bị hoại tử, sẽ tác động tới mạch máu gây chảy máu ồ ạt và nguy hiểm đến tính mạng.

Nhiễm trùng hậu sản

Nhau thai không thể thải ra khỏi cơ thể kịp thời, sẽ cần phải có thêm các biện pháp điều trị dính buồng tử cung và âm đạo đối với sản phụ. Một chút bất cẩn có thể gây nhiễm trùng hậu sản.

Những bà mẹ nào dễ bị sót nhau thai

Nhìn chung, bản thân sự co bóp của tử cung có thể tống nhau thai ra khỏi cơ thể trong quá trình sinh nở. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng sót nhau thai.

Đẻ con nửa tiếng thấy bác sĩ có hành động lạ, sản phụ cau mày: amp;#34;Bác còn làm gì vậy?” - 3

Sản phụ sót nhau thai các bác sĩ sẽ phải dùng phương pháp tách nhau thai bằng tay (Ảnh minh họa)

Người mẹ đã trải qua nhiều lần sinh nở cũng dễ bị sót nhau thai hơn. Vì bản thân việc sinh nở đã là một loạt tổn thương đối với cơ thể bà bầu. Sinh nở nhiều lần sẽ khiến tử cung của mẹ bị tổn thương, khó phục hồi, dẫn đến nhau thai dễ bị sót lại.

Làm thế nào để không phải đối diện với tình trạng bác sĩ dùng tay tước nhau thai?

Mẹ bầu có thể tập một số bài tập khi mang thai để tăng cường thể lực cho bản thân. Đồng thời mẹ bầu cũng cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ trước khi sinh, ăn uống đảm bảo để giữ gìn thể lực, thông tiểu tiện, tăng co bóp tử cung.

Mẹ bầu khi sinh con nên thả lỏng hết mức có thể, ở một mức độ nhất định điều này cũng giúp tránh tử cung co bóp quá mệt mỏi, hạn chế việc bong nhau thai và sót nhau thai.  

Việc phá thai cũng có thể khiến cho nội mạc tử cung mỏng hơn, làm tổn thương lớp cơ bê ngoài. Phá thai càng nhiều, nội mạc tử cung càng mỏng. Nhau thai sau khi sinh rất dễ dính vào tử cung. Khi đó sẽ phải tiến hành bóc nhau thai bằng tay, sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng lớn đến tinh thần cũng như thể chất của người mẹ.

Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên tránh không nạo phá thai nhiều lần. Phá thai, nạo hút thai… trước đó là một trong những nguyên nhân gây sót nhau thai. Việc phá thai không chỉ có hại cho bản thân mà còn là vô trách nhiệm với con cái của chính mình.

Đẻ con nửa tiếng thấy bác sĩ có hành động lạ, sản phụ cau mày: amp;#34;Bác còn làm gì vậy?” - 4

Mẹ bầu có thể tập một số bài tập khi mang thai để tăng cường thể lực cho bản thân.(Ảnh minh họa)

Nếu vì lý do nào đó khiến bạn sinh con tại nhà, không ở bệnh viện, nhau thai lâu ngày sẽ không được đào thải ra khỏi cơ thể, cần phải đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, cần tránh cọ xát tử cung hoặc kéo dây rốn để tránh làm đứt dây rôn và ảnh hưởng đến việc xử lý nhau thai.

Tuy nhiên, các bà mẹ cũng không cần phải quá lo lắng, việc sót nhau thai phải bóc tách bằng tay chỉ là trường hợp thiểu số. Mẹ bầu cần giữ tâm trạng vui vẻ, vận động hợp lý, ăn uống khoa học đẻ thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng phải dùng tay bong nhau thai.

Bác sĩ nam đỡ đẻ cho sản phụ, dùng miệng làm một việc khiến chồng tròn mắt ngạc nhiên
Cứ nghĩ đó là cơn chuyển dạ giả, mẹ bầu vẫn bình tĩnh ở nhà nhưng không ngờ rằng đứa trẻ lại chào đời ngay sau đó với sự giúp đỡ của một nam bác sĩ.
Minh Khuê Theo Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai biến sản khoa