Từng bị gán mác "trà xanh" vì chen chân vào hôn nhân của người khác, nữ diễn viên này đã trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận.
Diễn viên Trương Đình và Lâm Thụy Dương - "Đệ nhất mỹ nam xứ Đài", từng vướng vào mối tình đầy tranh cãi. Khi Trương Đình 19 tuổi, cô gặp Lâm Thụy Dương trên phim trường và nhanh chóng chiếm được trái tim anh dù anh đã có gia đình với mỹ nhân Tăng Triết Trinh. Đến năm 2006, Trương Đình nhận lời cầu hôn của Lâm Thụy Dương, phản bội lại lời thề năm xưa với vợ cũ.
Đến nay, Trương Đình vẫn bị xem là "trà xanh" bị ghét trong làng giải trí Cbiz vướng vào scandal cướp chồng, mang danh "hồ ly tinh".
Trương Đình và Lâm Thuỵ Dương.
Sau khi có được Lâm Thuỵ Dương, Trương Đình đã trải qua 9 lần thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và sinh 2 hai người con, 1 bé gái và 1 bé trai. Cuộc sống hiện tại của cặp đôi này vẫn nhận được sự quan tâm của nhiều khán giả màn ảnh.
Hành trình mang thai đầy khó khăn
Dù gặp nhiều sóng gió từ dư luận về chuyện tình cảm trước đó, họ vẫn kiên trì bên nhau và mơ ước có con chung. Tuy nhiên, hành trình mang thai không hề dễ dàng với Trương Đình. Cô phải đối mặt với việc khó thụ thai tự nhiên, và từ đó họ đã quyết định tiến hành thụ tinh ống nghiệm.
Trương Đình chia sẻ về hành trình có con đầy nước mắt của mình.
Chia sẻ về những trải nghiệm đau đớn trong chương trình phỏng vấn, Trương Đình tiết lộ rằng phải đến lần thứ 9 của phương pháp IVF, cô mới mang thai thành công và sinh con gái vào năm 2009.
Trong suốt 3 năm, từ khi bắt đầu quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, Trương Đình phải chịu đựng không chỉ những đau đớn về thể xác mà còn sự suy sụp tinh thần vì những lần thất bại liên tiếp. Cô nói rằng mỗi lần bắt đầu chu kỳ IVF là một chuỗi hy vọng và chờ đợi đầy căng thẳng.
“Mỗi lần làm xong là tôi lại khóc, hết lần này đến lần khác. Những mũi tiêm đầy khắp cơ thể, bạn có thể tưởng tượng được không?”. Trương Đình xúc động chia sẻ. Mỗi ngày cô đều phải tự tiêm thuốc kích thích buồng trứng, hơn 1000 mũi tiêm đã xuyên qua da thịt cô trong suốt 3 năm ròng rã. Đối với cô, sự đau đớn không chỉ nằm ở thể xác, mà còn là nỗi thất vọng sâu sắc mỗi khi nhận kết quả xét nghiệm không thành công.
Trương Đình nhớ lại cảm giác đau đớn nhất không phải là những mũi tiêm hay những chuỗi ngày nằm yên trên giường không được cử động, mà là những phút giây chờ đợi kết quả kiểm tra. "Bạn đặt hết hy vọng, sau đó lại bị đánh gục khi nhận được tin không tốt”.
Bất chấp nhiều lần làm IVF thất bại, Trương Đình vẫn không bỏ cuộc.
Quyết định thử lần cuối cùng sau thất bại lần thứ 8
Sau khi thất bại lần thứ 8, Trương Đình đã gần như muốn từ bỏ. Cô đã kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần. Ngay cả gia đình của cô cũng không muốn cô tiếp tục, vì lo ngại cho sức khỏe của cô sau những lần thất bại liên tiếp. Tuy nhiên, Lâm Duệ Dương, với sự kiên nhẫn và quyết tâm, đã thuyết phục cô thử thêm lần nữa.
Anh nói với cô: “‘Nếu không có con, anh sẽ không thể an tâm”. Những lời này đã khiến Trương Đình cảm động và đồng ý thử lần cuối cùng, mặc dù cô biết rủi ro rất lớn.
May mắn thay, lần thử cuối cùng đã thành công. Cô mang thai và sinh con gái đầu lòng sau bao nhiêu đau khổ. Tuy nhiên, quá trình mang thai cũng không hề suôn sẻ. Khi thai nhi được 8 tháng, Trương Đình gặp biến chứng với thai nằm ngược, gây chèn ép thần kinh khiến cô không thể đi lại bình thường. Cô kể lại rằng có lúc phải bò trong nhà vì không thể đứng dậy. Nhưng dù gian khổ đến đâu, niềm vui được làm mẹ đã giúp cô vượt qua mọi khó khăn.
Trương Đình bên chồng và con gái.
Sinh thêm con trai và cuộc sống viên mãn
Sau khi có con gái, Lâm Duệ Dương lại tiếp tục khuyên Trương Đình sinh thêm một đứa con trai. Ban đầu, cô do dự vì không muốn trải qua thêm những đau đớn của việc thụ tinh ống nghiệm và quá trình mang thai. Tuy nhiên, Lâm Duệ Dương thuyết phục rằng: “Nếu chỉ có hai con gái, sau này sẽ không có ai bảo vệ mẹ con em”.
Cuộc sống viên mãn của vợ chồng Trương Đình bên 2 đứa con.
Cuối cùng, Trương Đình đã quyết định sinh thêm bé trai, hoàn thành ước nguyện có đủ nếp và tẻ cho gia đình. Với tình yêu và sự kiên nhẫn của chồng, Trương Đình đã vượt qua mọi khó khăn để xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Sau khi hoàn thành việc xây dựng gia đình, Trương Đình và Lâm Duệ Dương không chỉ có một gia đình hạnh phúc mà còn đạt được những thành công lớn trong lĩnh vực kinh doanh. Từ diễn xuất cho đến việc lấn sân sang kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trực tuyến, họ đã trở thành những tỷ phú với khối tài sản khổng lồ.
Cuộc sống vạn người mơ của Trương Đình bên Lâm Huệ Dương.
Hiện tại, cặp đôi đã trở thành tỷ phú với khối tài sản lên đến 300 tỷ Nhân dân tệ (hơn 1 triệu tỷ VNĐ), và gần đây còn mua một tòa nhà tại Thượng Hải với giá 1,7 tỷ Nhân dân tệ (hơn 6 ngàn tỷ đồng).
Trương Đình thường xuyên chia sẻ hình ảnh gia đình hạnh phúc và cuộc sống viên mãn trên mạng xã hội, khiến nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, để có được cuộc sống như hiện tại, họ đã phải trải qua vô số những điều tiếng không hay mà không phải ai cũng có thể vượt qua.
Những ảnh hưởng đối với sức khoẻ phụ nữ khi làm IVF nhiều lần?
Việc làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nhiều lần có thể gây ra một số ảnh hưởng đối với sức khỏe phụ nữ. Những ảnh hưởng này bao gồm:
1. Tác động về thể chất
- Tác dụng phụ từ thuốc kích trứng: Để chuẩn bị cho IVF, phụ nữ phải tiêm hormone kích trứng để tạo ra nhiều trứng hơn bình thường. Việc này có thể dẫn đến các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đầy hơi, thay đổi tâm trạng, tăng cân tạm thời, và khó chịu.
- Hội chứng quá kích buồng trứng (OHSS): Một số phụ nữ có thể phát triển hội chứng này do phản ứng quá mức với thuốc kích trứng. OHSS có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, thậm chí sưng phồng, cục máu đông, và trong một số trường hợp nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
- Rủi ro liên quan đến lấy trứng: Quá trình lấy trứng từ buồng trứng có thể dẫn đến chảy máu, nhiễm trùng hoặc tổn thương các cơ quan xung quanh.
- Thai kỳ đa thai: IVF làm tăng khả năng mang thai đa thai, và điều này có thể gây nguy cơ cao hơn cho mẹ và con như sinh non, tiền sản giật, và các biến chứng trong thai kỳ.
2. Tác động về tinh thần
- Căng thẳng và lo âu: IVF là một quá trình kéo dài và không phải lúc nào cũng thành công. Những lần thất bại liên tiếp có thể dẫn đến sự căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, đặc biệt là khi phụ nữ phải đối mặt với áp lực từ gia đình và xã hội.
- Cảm giác thất vọng: Khi kết quả không như mong muốn sau mỗi chu kỳ IVF, phụ nữ có thể cảm thấy thất vọng, mệt mỏi và mất niềm tin.
3. Tác động lâu dài
- Nguy cơ đối với sức khỏe sinh sản: Việc làm IVF nhiều lần có thể làm gia tăng các nguy cơ liên quan đến sức khỏe sinh sản, chẳng hạn như giảm khả năng sinh sản tự nhiên do buồng trứng bị kích thích nhiều lần.
- Nguy cơ ung thư: Mặc dù chưa có bằng chứng rõ ràng, một số nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng hormone kích trứng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư như ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú.
4. Tác động về kinh tế
- Chi phí cho mỗi chu kỳ IVF thường rất cao, và việc làm IVF nhiều lần có thể gây áp lực tài chính đối với nhiều cặp vợ chồng, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Nhìn chung, IVF là một phương pháp hữu ích cho nhiều cặp vợ chồng muốn có con, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro về sức khỏe cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Việc làm IVF nhiều lần cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ và hỗ trợ tinh thần từ gia đình.