Trời lạnh húp nhanh bát mì cay, mẹ bầu đau quặn bụng, đến bệnh viện bác sĩ nói: "Trễ rồi"

Ngọc Linh - Ngày 09/12/2021 09:45 AM (GMT+7)

Vừa ăn xong bát mì thì bà mẹ này cảm thấy bụng đau quặn và lập tức được nhân viên nhà hàng đưa tới bệnh viện.

Khi mang thai, đa số các bà mẹ đều rất chú ý tới chế độ ăn uống của mình, ngoài việc phải từ bỏ một số món ăn yêu thích nếu có hại cho thai nhi thì mẹ còn cần phải bổ sung vitamin và các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Dù cẩn thận là vậy nhưng vẫn có những trường hợp ngoài ý muốn xảy ra.

Chị Lương (sống tại thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) vốn là người có thói quen ăn uống lành mạnh. Khi mang thai, chị càng chú ý kỹ hơn tới chế độ ăn uống của mình và được gia đình chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng chị cũng muốn ra ngoài ăn để đổi khẩu vị, nhưng không ngờ rằng sự cố ngoài ý muốn lại xảy ra.

Vào đầu tháng 11 vừa qua, chị Lương vui mừng nhận tin đang mang bầu còn đầu lòng. Từ khi mang thai, chị không bị buồn nôn nhưng lại nghén khẩu vị mạnh, tức là món ăn nào cũng muốn thật cay và mặn. Một hôm, chị thèm ăn mì cay nên đã đòi chồng đưa đến nhà hàng gần nhà. Trước khi gọi món, chị Thang cẩn thận hỏi nhân viên phục vụ rằng phụ nữ mang thai có ăn cay được không thì nhân viên trả lời rất nhiều phụ nữ mang thai đã tới đây ăn và không có vấn đề gì xảy ra.

Chị Lương thèm ăn mì cay nên đã đòi chồng đưa đến nhà hàng. (Ảnh minh họa)

Chị Lương thèm ăn mì cay nên đã đòi chồng đưa đến nhà hàng. (Ảnh minh họa)

Nghe nhân viên nói vậy, chị Lương cũng tự tin gọi món. Chị gọi một bát mì cay nhiều ớt và thêm một số món mà bà bầu có thể ăn được như tôm viên, há cảo. Nhân viên vừa bưng đồ ra, chị nhanh chóng húp hết cả bát mì cho thỏa cơn thèm. Vậy nhưng vừa ăn xong được vài phút, chị Lương thấy bụng đau quặn. Lập tức, ông xã cùng một nhân viên nhà hàng đã đưa chị đến bệnh viện. 

Cả gia đình đều lo lắng trước tình trạng của chị Lương. Đáng tiếc sau đó bác sĩ thông báo: "Trễ rồi, đứa bé không giữ được". Dù các bác sĩ đã nỗ lực cứu chữa, thai nhi 7 tuần tuổi cuối cùng cũng không thể giữ được khiến chị đau đớn khôn nguôi. 

Người phụ nữ cho biết, trong quá trình chị điều trị tại bệnh viện, nhân viên nhà hàng đã nhiều lần tới thăm hỏi khiến gia đình chị được an ủi phần nào. Tuy nhiên, khi chị Lương đưa ra yêu cầu nhà hàng chi trả hơn 10.000 tệ (khoảng 35,4 triệu đồng) chi phí điều trị y tế thì nhà hàng lại thẳng thừng từ chối. Họ nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc chị bị sảy thai có liên quan tới việc ăn đồ ở nhà hàng cả.

Trong khi đó, chị Lương nói rằng do phải điều trị vài ngày sau khi sự việc xảy ra nên chị không thể yêu cầu kiểm tra các thành phần trong món ăn của nhà hàng. Đến thời điểm bây giờ thì thời hạn lưu mẫu đã qua nên không thể thực hiện xét nghiệm được nữa.

Bác sĩ cũng cho biết khó xác định nguyên nhân sảy thai 7 tuần tuổi của chị Lương. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ cũng cho biết khó xác định nguyên nhân sảy thai 7 tuần tuổi của chị Lương. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, chị đã kiểm tra mẫu phôi thai bị sảy và các thông số đều bình thường, không có điều gì bất thường cũng như các tình trạng tiền căn khác dẫn đến sảy thai. Vì vậy, chị Lương đoán rằng lý do khiến chị sảy thai có thể là do các thành phần trong món ăn. 

Hơn nữa, sản phụ và gia đình đều cho rằng tai nạn xảy ra khi đang ăn tại nhà hàng này thì nhà hàng này cũng phải chịu trách nhiệm tương ứng. Sau khi thảo luận, phía nhà hàng đề xuất phương án bồi thường 2.000 tệ (khoảng 7 triệu đồng) nhưng chị Lương không đồng ý. Hiện hai bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận về việc bồi thường.

Theo các chuyên gia, ăn đồ cay không gây ảnh hưởng bất lợi nào cho thai nhi, bởi lẽ thai nhi được bảo vệ trong lớp nước ối. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt, lạm dụng đồ ăn cay nóng có thể khiến mẹ bầu gặp một số bất lợi như:

1. Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa

Ợ nóng là triệu chứng thường gặp khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trong khi đó, thực phẩm cay lại có thể làm chứng ợ nóng nặng hơn vì chúng làm gia tăng sự sản xuất axit trong dạ dày. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng còn có thể gây tổn thương phần dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa, các triệu chứng khó tiêu hoặc tiêu chảy.

2. Làm trầm trọng thêm chứng ốm nghén

Khi mang thai, mẹ bầu sẽ trở nên mẫn cảm với mọi thứ mùi vị, đặc biệt là mùi vị mạnh. Khi tiêu thụ thực phẩm cay quá mức, mẹ có khả nặng bị ốm nghén nặng hơn và thời gian ốm nghén lâu hơn.

3. Ảnh hưởng đến nội tiết tố

Bà bầu ăn cay nhiều có thể gây ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể khiến mẹ bị nám da, nổi mụn do lượng nhiệt tăng cao trong người cao thay đổi.

Thấy có gì đó lạ ở  vùng nhạy cảm, mẹ bầu Hà Nội đau đớn mất con 20 tuần
Qua câu chuyện buồn của mình, người mẹ trẻ hy vọng chị em sẽ rút kinh nghiệm, hết sức cẩn trọng với bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong thai kỳ.

Tin tức mẹ bầu

Ngọc Linh (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu