Tiêu Đan suy nghĩ suốt đêm về câu nói của con gái và quyết định từ ngày mai sẽ phải đối xử công bằng giữa hai đứa trẻ.
Ở nhiều gia đình có hai con, điều khó nhất mà cha mẹ phải làm là đối xử công bằng với hai con. Nhiều bậc cha mẹ luôn áp đặt rằng các con lớn phải nhường nhịn con nhỏ và rất ít khi nghĩ tới việc đối xử công bằng giữa những đứa trẻ.
Tiêu Đan (Trung Quốc) là một bà mẹ có 2 con, 1 bé trai và 1 bé gái. Mặc dù Tiêu Đan dành tình yêu cho hai bé là như nhau nhưng mỗi khi giữa hai đứa trẻ xảy ra tranh chấp, Tiêu Đan luôn yêu cầu con gái là chị phải nhường nhịn em nhỏ.
Vào một hôm khi hai chị em lại đang cãi nhau, người mẹ phát hiện chúng đang tranh nhau 1 túi đồ ăn vặt. Tiêu Đan bèn lên tiếng "Con gái, con là chị con phải nhường em, nhanh đưa túi đồ cho em". Con gái nghe thấy Tiêu Đan nói vậy liền không tranh giành nữa mà đưa ngay túi đồ cho em gái. Tuy nhiên lời phản bác sau đó của cô bé đã khiến người mẹ câm nín.
Theo đó, cô bé vừa khóc vừa nói: "Tại sao lúc nào con cũng phải nhường em, con cũng là một đứa trẻ mà. Chẳng lẽ em mới là con ruột của mẹ còn con thì không?".
Tiêu Đan không biết nói gì trước câu hỏi của con gái mà chỉ lặng lẽ đi làm việc của mình.
Suốt đêm hôm đó, người mẹ không ngừng suy nghĩ về lời nói của con gái và trong lòng cảm thấy có lỗi với bé. Bà quyết định từ nay sẽ không phân biệt đối xử giữa hai đứa trẻ nữa mà sẽ đối xử công bằng.
Trong cuộc sống có rất nhiều bậc cha mẹ như vậy, họ luôn thích nói về tuổi tác và cho rằng con lớn phải nhường cho con nhỏ. Thậm chí có những bậc cha mẹ cực đoan hơn, chỉ yêu con trai mà không yêu con gái. Thực tế, cách tiếp cận như vậy sẽ làm tổn thương nghiêm trọng trái tim trẻ. Cha mẹ nên tìm ra phương pháp phù hợp và học cách đối xử công bằng với con mình.
Làm sao cha mẹ có thể đối xử công bằng với những đứa con?
1. Giải quyết xung đột một cách công bằng
Nhiều bậc cha mẹ khi nhìn thấy mâu thuẫn giữa con cái sẽ ngay lập tức ưu ái một trong hai đứa trẻ. Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ cho rằng đứa lớn là người thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, cách tiếp cận này của cha mẹ là sai lầm và phiến diện. Sẽ rất không công bằng khi đưa ra kết luận mà chưa hiểu rõ lý do.
Khi nảy sinh mâu thuẫn giữa con cái, cha mẹ nên học cách giải quyết một cách công bằng, trước hết hãy tìm hiểu lý do và đưa ra quyết định công bằng từ góc độ của con. Cách tốt nhất là cha mẹ chỉ là người đứng ngoài cuộc, không can thiệp vào chuyện của con, để con dùng cách riêng của mình để giải quyết mâu thuẫn.
2. Chi tiêu hợp lý cho những đứa trẻ
Ở nhiều gia đình, trẻ nhỏ chỉ được mặc những bộ quần áo mà trẻ lớn thải ra. Cách làm này dễ khiến trẻ có mặc cảm tự ti. Cũng có nhiều bậc cha mẹ phải cho một đứa trẻ thứ gì đó ngon lành và vui vẻ trước khi đến lượt những đứa trẻ khác. Cách làm này cũng rất không công bằng.
Cha mẹ phải công bằng trong việc chi tiêu ăn mặc cho con cái, đứa trẻ này có thì những đứa trẻ khác cũng được hưởng phần tương tự. Nếu kinh tế cha mẹ không đủ, cha mẹ nên không mua cho cả con còn hơn chỉ mua cho một đứa, khiến những đứa trẻ khác ghen tị, thậm chí tạo khoảng cách.
3. Dành thời gian cho các con công bằng
Bởi vì nhiều bậc cha mẹ thích một đứa trẻ nào đó nên họ sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn cho đứa trẻ đó, ngược lại, họ trở nên xa lánh những đứa trẻ khác, thậm chí mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng rất thờ ơ.
Cha mẹ cũng phải công bằng khi dành thời gian cho con, nếu dự định đi chơi vào cuối tuần này, bạn phải mang theo tất cả các con. Nếu tối nay bạn kể chuyện trước khi đi ngủ cho đứa trẻ này thì tối mai bạn phải bù đắp cho đứa trẻ khác. Đừng để đứa trẻ cảm thấy rằng cha mẹ đối xử khác với nó.
4. Kỳ vọng đối với con cũng phải công bằng
Nhiều bậc cha mẹ thường đặt nhiều hy vọng vào một trong những đứa con của mình nhưng lại cảm thấy những đứa trẻ khác thật vô dụng và thậm chí từ bỏ việc nuôi dạy đứa trẻ đó. Nhưng chính sự kỳ vọng không công bằng của cha mẹ đã khiến nhiều đứa trẻ phải bỏ cuộc.
Cha mẹ nên học cách đặt ra những kỳ vọng của riêng mình cho con trong từng trường hợp cụ thể.