Khi người lớn nói chuyện với nhau thì không nên đuổi con ra chỗ khác, hãy để cho con có cơ hội được tham gia vào cuộc đối thoại của bạn, để con học cách lắng nghe, cách tiếp nhận thông tin và nâng cao khả năng xử lý thông tin.
Trần Mỹ Linh - ca sỹ Hồng Kông nổi tiếng một thời từ thập niên 70 của thế kỷ trước những năm gần đây lại được người hâm mộ nhắc đến bởi 3 đứa con trai lần lượt thi đỗ vào trường đại học Standford nổi tiếng bang California ở Mỹ. Cũng vì thế mà hiện nay cô được nhắc đến với biệt danh mới “Bà mẹ Standford”.
Trần Mỹ Linh là nữ ca sỹ Hồng Kông nổi tiếng một thời.
Hiện nay cô được nhắc đến với biệt danh mới “Bà mẹ Standford” khi 3 đứa con trai lần lượt thi đỗ vào trường đại học Standford nổi tiếng bang California ở Mỹ.
Mới đây, Trần Mỹ Linh chia sẻ 10 việc tuyệt đối không nên trong quá trình dạy con, nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các bậc phụ huynh
Lúc nào cũng nghĩ: "Con vẫn còn bé"
Nhiều vị phụ huynh luôn giữ thói quen nựng con ngay cả khi trẻ đã lớn, Trần Mỹ Linh chia sẻ rằng thực tế cho thấy đó là một thói quen không tốt. Thường xuyên nói chuyện bằng ngữ khí bất thường như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt và khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin của trẻ. Khi còn nhỏ, các con học nói bằng một phương pháp duy nhất đó là nghe và bắt chước người lớn, vì vậy chúng ta phải có ý thức diễn đạt bằng ngữ khí bình thường khi giao tiếp với trẻ.
Thói quen “nựng con” chỉ phù hợp với trẻ trong một khoảng thời gian nhất định khi trẻ còn nhỏ, chúng ta hãy cho phép con được phát triển bình thường chứ không nên lúc nào cũng đối xử với con như thể con vẫn còn bé.
Nếu bạn hy vọng con bạn không làm một việc gì đó thì tốt nhất bản thân bạn phải gương mẫu không làm việc đó, chúng ta nên nói chuyện với con càng sớm càng tốt nhưng nội dung những cuộc nói chuyện đó phải hoàn toàn trong sáng phù hợp với lứa tuổi và sự phát triển của con chứ không phải “ép’ con phải nghe những điều mà con không muốn.
Gạt con ra trong tất cả các cuộc đối thoại
Chúng ta thường tự do phát ngôn về mọi vấn đề của người lớn trước mặt con trẻ và cho rằng chúng vẫn chưa biết gì. Thực tế cho thấy mặc dù còn nhỏ thế nhưng khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của trẻ đã bắt đầu phát triển, chúng ta đừng nên nghĩ rằng một đứa trẻ hơn 1 tuổi không hiểu được những gì mà chúng ta nói, chúng luôn lắng nghe và luôn có ý thức “bắt chước” bởi vậy chúng ta phải hết sức chú ý khi phát ngôn trước mặt trẻ.
Khi người lớn nói chuyện với nhau thì không nên đuổi con ra chỗ khác, hãy để cho con có cơ hội được tham gia vào cuộc đối thoại của bạn, để con học cách lắng nghe, cách tiếp nhận thông tin và nâng cao khả năng xử lý thông tin, thỉnh thoảng cũng nên đưa ra câu hỏi: “Con nghĩ sao?” để cho con có cơ hội được bày tỏ ý kiến cá nhân của mình.
Những cuộc nói chuyện sẽ trở nên thú vị hơn rất nhiều khi có sự đóng góp ý kiến của các con, có thể mới đầu khi được người lớn hỏi: “Con nghĩ sao?” trẻ sẽ hơi lúng túng, trẻ sẽ phải dành thời gian suy nghĩ sau đó mới đưa ra câu trả lời.
Mỗi lần như vậy sẽ giúp con chuyên tâm và tập trung hơn để lắng nghe câu chuyện dần dần sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin, rèn luyện tính tập trung. Việc hình thành những thói quen tốt như vậy sẽ phát huy tác dụng trong công việc học tập sau này của trẻ.
Không kiên nhẫn với con trẻ
Trẻ con thì không thể làm nhanh và làm tốt được như người lớn vì các con vẫn đang trong quá trình học hỏi, chúng ta phải biết cách trân trọng những thành quả trong quá trình học hỏi và phát triển của con trẻ. Mới đầu không nên vì những vấp ngã của trẻ mà cảm thấy không hài lòng.
Khi một đứa trẻ chạy lăng xăng quanh và liên tục đưa ra những câu hỏi, các vị phụ huynh chắc chắn sẽ cảm thấy phiền nhiễu. Thế nhưng nếu chúng ngồi yên một chỗ và không có hứng thú để tìm hiểu hay khám phá bất cứ việc gì sẽ khiến bạn lo lắng hơn rất nhiều.
Giả sử nếu không có cách nào để con giữ im lặng để không ảnh hưởng đến người xung quanh thì bạn cũng nên giữ bình tình và kiên nhẫn để đưa ra những gợi ý tốt nhất cho con. Làm cách nào để giải thích cặn kẽ cho một đứa trẻ dưới 3 tuổi hiểu về một vấn đề nào đó? Trần Mỹ Linh cho rằng: “Chỉ cần nói rõ với con, con sẽ hiểu”.
Cô chia sẻ thêm khi cậu con trai lớn của cô hơn 1 tuổi cậu thích cầm hạt dẻ vứt lung tung khắp nhà, cô nói với con mình rằng: “Con không được lãng phí thức ăn” đồng thời cho con xem ảnh những em bé châu Phi thường xuyên bị bỏ đói và giải thích rằng: “Những bạn nhỏ này không có cơm mà ăn nên mới gầy gò như thế này trong khi con lại không biết trân trọng đồ ăn thức uống của mình”.
Cậu bé nhìn vào bức ảnh một lúc lâu rồi tự tay nhặt những miếng hạt dẻ đã vứt xuống sàn lên đưa cho mẹ và xin hứa từ nay về sau sẽ không bao giờ làm như vậy nữa. Bạn chỉ cần kiên nhẫn thêm với con một chút sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
Không nên xem thường "đặc sản" của gia đình
Khi ở nhà, Trần Mỹ Linh thích ôm con và nhảy múa theo nhạc, chính bởi vậy khi lớn lên các con cô chỉ cần nghe thấy nhạc thì tâm trạng sẽ trở nên hoan hỉ. Ngoài ra, hàng năm cô cũng tổ chức một cuộc thi ăn sủi cảo, cô sẽ để các con tự tay làm và nấu, sau đó xem ai ăn được nhiều nhất. Hai vợ chồng cô cũng thường xuyên tự biên nhiều câu chuyện cười kể cho các con nghe, họ đã cùng nhau tạo nên những kí ức gia đình khó quên.
Cô nhấn mạnh: “Gia đình là nơi có người yêu tôi và có người tôi yêu, đó là động lực cũng như điểm tựa để tôi đứng lên mỗi khi vấp ngã. Chính bởi vậy tôi trân trọng mỗi phút giây được ở bên người thân, trân trọng những yêu thương được tạo nên bởi những người thân yêu nhất của tôi."
Việc duy trì những “đặc sản” của gia đình cũng là một bí quyết để kết nối tình cảm của các thành viên trong gia đình tôi, để mỗi khi bất cứ thành viên nào trong gia đình gặp khó khăn, vấp ngã đều có thể tự tin đứng lên khi nghĩ về điểm tựa vững chắc và ấm áp này.
Mời độc giả đón đọc Phần 2 “Bà mẹ Standford” - Trần Mỹ Linh chia sẻ 10 việc tuyệt đối không nên trong quá trình dạy con lúc 10h sáng ngày 9/5 trên chuyên mục DẠY CON eva.vn