Bố mẹ ly hôn, cặp sinh đôi người theo cha, người theo mẹ, 18 năm sau khác biệt rõ ràng

Hạ Mây - Ngày 26/05/2021 14:30 PM (GMT+7)

Trong việc nuôi dạy con, người phụ nữ với bản năng làm mẹ cũng như sự cẩn thận, tỉ mỉ nên luôn là người dành cho con sự chăm sóc chu đáo nhất. Còn bố, đôi khi vì sự mạnh mẽ và cứng rắn, không dịu dàng như mẹ nên việc nuôi con thường không được chu đáo.

Gần đây, trang Sohu đưa tin về một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Vì từ khi còn nhỏ, bố mẹ của hai bé đã sớm ly hôn, quyền nuôi con được chia đều cho cả người bố và người mẹ. Vì vậy, bé lớn được bố nuôi còn bé nhỏ thì theo mẹ.

18 năm trôi qua, dù là song sinh nhưng giữa hai bé có sự khác biệt khá lớn.

Đối với cậu bé lớn, được bố nuôi dạy, dù lớn lên trong điều kiện khá giả nhưng có thể làm được nhiều việc nhà từ nhỏ. Từ những việc chăm sóc bản thân đến giặt quần áo, nấu ăn, cậu bé đều có thể tự làm được. Không những thế, học lực ở trường của cậu bé cũng rất tốt, cậu bé được nhận vào một trường đại học thuộc hàng tốt nhất. Về tính cách, cậu bé là một người rất tự lập, can đảm và rất có trách nhiệm.

Bố mẹ ly hôn, cặp sinh đôi người theo cha, người theo mẹ, 18 năm sau khác biệt rõ ràng - 1

Cha mẹ sớm ly hôn khiến hai anh em phải sống xa nhau. 

Ở phía ngược lại, cậu em trai được nuôi dưỡng và chăm sóc bởi người mẹ lại hoàn toàn khác biệt. Cậu bé có thành tích không được tốt ở trường, nhiều lần bị điểm kém. Sau khi học xong phổ thông, cậu bé xin học tại một trường trung học. Bên cạnh đó, cậu em cũng không có nhiều kỹ năng chăm sóc bản thân, tính tình cũng có phần nhút nhát và không giỏi giao tiếp.

Bố mẹ ly hôn, cặp sinh đôi người theo cha, người theo mẹ, 18 năm sau khác biệt rõ ràng - 2

18 năm sau, cuộc sống hai cậu bé hoàn toàn khác biệt. 

Nguyên nhân cuối cùng cũng được tìm ra. Hóa ra, cậu anh trai sống cùng với bố, được bố dạy bảo khắt khe, và chú trọng việc học nên đã sớm hình thành ý thức tự giác và xem trọng việc học. Ngược lại, ở phía người mẹ, vì nghĩ con trai mình phải đối mặt với cú sốc bố mẹ ly hôn nên luôn cố gắng chăm sóc và bù đắp cho con. Hơn nữa, vì người mẹ không giỏi kìm nén cảm xúc nên đôi khi không thể giấu được những cảm xúc tiêu cực mà biểu lộ ra trước mặt con trai, làm cậu bé bị ảnh hưởng về tâm lý.

Thực tế, điều này là hoàn toàn có cơ sở. Theo một nghiên cứu kéo dài 12 năm của Đại học Harvard, Hoa Kỳ, những đứa trẻ do nam giới nuôi dưỡng có chỉ số IQ cao hơn, có xu hướng đạt điểm cao hơn ở trường và dễ thành công hơn sau khi bước vào xã hội.

Nói như vậy không có nghĩa là phụ nữ chăm con là không tốt mà chỉ muốn nói rằng nếu nam giới có thể dành đủ thời gian để chăm sóc con cái thì sẽ tốt hơn là chỉ có phụ nữ chăm sóc.

Các chuyên gia cho rằng, người bố tham gia vào vai trò chăm sóc con cái, trẻ sẽ có thể trau dồi ý thức trách nhiệm của mình hơn, giúp trẻ mạnh mẽ, độc lập hơn, học cách giao tiếp và hòa thuận với mọi người tốt hơn.

1. Bố dạy con cái tự chủ hơn

Các bà mẹ dễ mềm lòng, có thể chiều chuộng con cái, lo lắng cho con học hành mệt mỏi, sợ con thức khuya học bài. Các bà mẹ thường không muốn để con mình làm thêm, không thể để trẻ làm việc nhà quá sớm, một số bà mẹ sẽ lo những việc có thể làm cho trẻ. Nhưng người bố thì ngược lại, người bố có tính cách cứng rắn, thường nghiêm nghị hơn. Với sự trưởng thành của bố, trẻ em có thể học cách làm mọi việc độc lập sớm hơn, phát triển nhanh hơn và tự chủ hơn.

Những nghiên cứu từ Đại học Harvard cho thấy có nhiều người bố nuôi con theo kiểu "thả rông". Chẳng hạn như trẻ muốn dẫm vào vũng nước, người bố sẽ cho phép chúng làm một cách thoải mái, khác hẳn với người mẹ lúc nào cũng quan tâm tới sức khỏe, tính an toàn và nhiều vấn đề khác.

Sự bao dung và động viên của người bố thực sự là chỗ dựa vững chắc cho con cái, cho phép trẻ có thêm lòng can đảm khám phá thế giới xung quanh.

Dưới tác động từ người bố, những đứa trẻ sẽ lớn lên với tinh thần quyết đoán, tự lập, dám đứng dậy sau thất bại, dũng cảm, đây đều là những tính cách cần thiết để thành công trong cuộc sống.

Bố mẹ ly hôn, cặp sinh đôi người theo cha, người theo mẹ, 18 năm sau khác biệt rõ ràng - 3

(Ảnh minh họa)

2. Trẻ có tinh thần, trách nhiệm hơn

Thông thường, bố là người gánh vác trách nhiệm chính trong mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Trong quá trình tiếp xúc với bố nhiều, trẻ cũng sẽ hiểu được 2 từ ''trách nhiệm'' là gì.

Trong trường hợp trẻ ít tiếp xúc với bố, hoặc không có bố làm gương, tính cách chúng sau này cũng có xu hướng né tránh việc đối mặt với các vấn đề. Sự can đảm và tính trách nhiệm của trẻ sẽ không có, chúng cũng không có khả năng giải quyết vấn đề.

3. Bố giúp trẻ phát triển trí não hơn

Giám đốc Chương trình Phát triển Tuổi thơ UNICEF Toàn cầu, Tiến sĩ Pia Britto cho biết: “Không có thời điểm nào quan trọng cho sự phát triển trí não hơn 1.000 ngày đầu đời của một đứa trẻ, và càng ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng những người cha có vai trò rất lớn trong quá trình này. Tuy nhiên, chưa có những hỗ trợ đầu tư tương xứng để các ông bố có thể nhanh chóng tham gia vào quá trình này và trở thành những người giỏi nhất trong khả năng của mình”.

Suy cho cùng, việc bố dạy con có thể mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển tính cách và trí não của các bé, không thể phủ nhận vai trò chăm sóc và nuôi dưỡng của người mẹ. Để con có thể phát triển toàn diện, cần có sự chăm sóc và nuôi dạy từ cả cha và mẹ.

Bố mẹ ly hôn, cặp sinh đôi người theo cha, người theo mẹ, 18 năm sau khác biệt rõ ràng - 4

Để con có thể phát triển toàn diện, cần có sự chăm sóc và nuôi dạy từ cả cha và mẹ. (Ảnh minh họa)

Một cặp song sinh, 1 đứa thích ngủ trưa, 1 đứa thì không, cuộc đời sau này quá khác biệt
Ngủ trưa là thói quen tốt cần duy trì ở trẻ nhỏ. Thói quen này tưởng nhỏ nhặt, nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn tới thể chất và tính cách của trẻ.

Nuôi dạy con

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con