Ông bà làm ruộng cả đời, nuôi 3 con ăn học đã khó nhọc, làm gì có tiền xây nhà to thế. Cậu em út mới ra trường, tiền lo cho tình phí còn thiếu, làm gì có tiền gửi cho bố mẹ xây nhà. Chỉ có vợ tôi là khá giả nhất, chắc là cô ấy gửi tiền về cho nhà ngoại.
Dù rất tin và yêu vợ nhưng lúc mới cưới nhau, tôi chưa dám giao tài chính cho cô ấy giữ. Bởi thời yêu nhau, tôi thấy vợ chi tiêu rất mạnh tay vào việc mua sắm quần áo, phấn son và quà cáp, thuốc bổ biếu bố mẹ cô ấy.
Nhưng sau khi cưới, vợ thay đổi thành người hoàn toàn khác khiến tôi rất bất ngờ. Sau sinh con, vợ rất ít khi mua đồ mới cho bản thân, còn quần áo của con toàn đi xin bạn bè dùng lại cho đỡ tốn kém. Ngày còn yêu nhau, vợ rất hay mua đồ ăn vặt như trà sữa, bánh kẹo, nhưng có gia đình thì cắt luôn khoản đó vì muốn tiết kiệm được nhiều hơn.
Khi mới cưới nhau, bạn bè hay rủ đi chơi, thấy tốn nhiều tiền nên vợ tôi tiếc quá nên nghỉ chơi với bạn và tập trung vào gia đình. Thời còn con gái, tiền tháng nào hết tháng ấy, thậm chí nhiều lần còn xin tiền của bạn trai để chi tiêu. Vậy mà sau khi có con, trừ đi các khoản chi tiêu vợ còn có thể mua được 1 hay nửa chỉ vàng.
Thấy vợ khéo léo chi tiêu và tiết kiệm, tôi tin tưởng cô ấy hoàn toàn và giao toàn bộ tiền tiết kiệm có được cùng thẻ lương cho vợ giữ.
Hơn 10 năm nay, tôi tin tưởng tuyệt đối vào vợ và không bao giờ hỏi xem trong nhà có bao nhiêu tiền. Nhà tôi mua trước khi lấy vợ nên số tiền tiết kiệm sau cưới cũng chỉ để lo cho tương lai của các con hay những biến cố rủi ro có thể xảy ra.
Tôi tin tưởng cô ấy hoàn toàn và giao toàn bộ tiền tiết kiệm có được cùng thẻ lương cho vợ giữ. (Ảnh minh họa)
Cuối năm nay, em trai vợ sẽ lập gia đình, thế nên ông bà ngoại đã đập bỏ nhà cũ xây mới. Tuần vừa rồi, chúng tôi về ăn mừng nhà mới. Tôi rất bất ngờ khi thấy ngôi nhà của bố mẹ vợ to vật vã. Không ngờ ông bà lại có nhiều tiền để xây nhà đến vậy.
Vợ bảo:
“Tiền của bố mẹ 1 nửa và của em trai 1 nửa. Chắc lần này xây nhà xong thì ông bà cũng hết tiền dưỡng già. Vì con cái mà bố mẹ vất vả quá. Nhiều lúc nghĩ mà thương ông bà lắm”.
Trong lúc ăn uống vui vẻ, tôi nghe thấy bàn bên cạnh xì xào về bố mẹ vợ. Có người nói:
“Ông bà làm ruộng cả đời, nuôi 3 con ăn học đã khó nhọc, làm gì có tiền xây nhà to thế. Cậu con út mới ra trường, tiền lo cho tình phí còn thiếu, làm gì có tiền gửi cho bố mẹ xây nhà. Chỉ có cô con gái cả là khá giả nhất, chắc gửi tiền về cho nhà ngoại”.
Nghe những lời đó mà tôi nóng mặt chỉ muốn tìm vợ để chất vấn nhưng hôm đó là ngày vui của gia đình, tôi không thể làm hỏng mọi chuyện được. Trong lúc bức xúc, tôi gọi điện cho mẹ đẻ để trút bầu tâm sự.
Trong lúc bức xúc, tôi gọi điện cho mẹ đẻ để trút bầu tâm sự. (Ảnh minh họa)
Tưởng kể rõ mọi chuyện, mẹ sẽ đứng về phía tôi, lên án con dâu, nào ngờ bà kể:
“Khi bố con còn sống, ông ấy kiếm được rất nhiều tiền. Ngày đó ông bà ngoại con rất khó khăn, còn mẹ sống trong nhung lụa. Mẹ không đành lòng nhìn bố mẹ và các em đói khổ. Thế là tháng nào mẹ cũng về quê thăm ông bà nhưng thực chất là cung cấp lương thực và tiền cho mọi người.
Vợ chồng con kiếm được tiền cũng nên biếu ông bà chút ít đừng sống hẹp hòi quá rồi lúc khó khăn không ai thương đâu. Tiền có thể làm ra được nhưng tình cảm gia đình chỉ có một, đừng vì tiền mà đánh mất nó”.
Thấy mẹ không đứng về phía mình, tôi cũng chẳng muốn nói chuyện nữa. Buổi tối hôm đó, vừa trở về nhà, tôi yêu cầu vợ cho kiểm tra số tiền tiết kiệm được trong những năm qua và cô ấy đã lấy ra sổ tiết kiệm.
Tôi rất bất ngờ khi vợ có 4 quyển sổ tiết kiệm và tổng cộng là 3 tỷ. Thì ra vợ đã nói thật tất cả, chỉ vì tôi quá đa nghi nên mới không tin cô ấy. Vì muốn chuộc lỗi với vợ, tôi bảo với vợ:
“Ông bà ngoại đã dùng hết tiền dưỡng già để xây nhà. Tuần tới em rút 500 triệu biếu ông bà để về già 2 người được an nhàn thảnh thơi. Chứ bây giờ ông bà già rồi biết làm gì ra tiền nữa”.
Tôi rất bất ngờ khi vợ ôm chồng khóc và nói cảm ơn. Bị mất một số tiền lớn thế nhưng tôi không thấy buồn mà rất hạnh phúc như thể mình vừa làm được việc tốt. Tôi không ngờ cho đi cũng có thể mang lại cho bản thân cảm giác hạnh phúc sung sướng đến vậy.