Bà mẹ thừa nhận con trai đã làm sai.
Thông thường ở cấp bậc tiểu học, trẻ sẽ được học những kiến thức cơ bản về số học trong môn toán học. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay điều này không hoàn toàn đúng mà toán tiểu học không chỉ xoay quanh các vấn đề cộng trừ mà còn về đọc hiểu đề, phân tích và tư duy khá nhiều.
Một ví dụ khá điển hình đó là câu chuyện của một bà mẹ ở Trung Quốc chia sẻ về trường hợp làm toán của con trai chị. Chị tỏ ra khá bức xúc không phải vì con chị làm sai, cô giáo chấm sai hay là vì điểm số mà đơn giản bà mẹ cho rằng toán tiểu học hiện quá với suy nghĩ của các con, thậm chí là đánh đố các con. Tuy nhiên sau câu nói thông minh của cô giáo, người mẹ đành nín nhịn.
Cụ thể bà mẹ cho hay, bài toán của con chị là "Có 10 cân muối, ăn 3 cân trước, sau đó ăn thêm 2 cân. Tổng cộng thiếu bao nhiêu cân muối?".
Chắc chắn nhiều đứa trẻ và thậm chí là cả người lớn sẽ đều đưa ra đáp án giống con của người mẹ này. "10 - 3 - 2 = 5 (kg)" và 5kg chắc chắn là một đáp án đúng không ai có thể chối cãi. Thế nhưng thật bất ngờ, cô giáo đã gạch sai bài toán này của con chị. Cho rằng có sự nhầm lẫn trong bước chấm bài của cô giáo nên người mẹ đã trao đổi lại với cô để mong tìm ra được câu trả lời thỏa đáng.
Thật bất ngờ, câu trả lời của cô giáo là cô không chấm nhầm và con chị đã đưa ra kết quả đúng, tuy nhiên cả bài toán lại chưa thực sự đúng.
Theo cô giáo, em học sinh này đã không đọc kĩ đề bài toán, không phân tích kĩ đề dẫn đến thực hiện cách làm toán, phép toán sai nhưng may là kết quả vẫn đúng.
Cô giáo đưa ra cách giải đúng như sau: 3+2=5 (5kg). Theo cô giáo nếu học sinh bình tĩnh phân tích đề bài sẽ nhận thấy dữ liệu 10kg chỉ là để phân loại học sinh. Nếu em học sinh nào vội vàng, hấp tấp chắc chắn sẽ đưa ra cách giải toán giống như em học sinh ở phía trên, tuy nhiên nào bạn nào thông minh, cẩn thận một chút sẽ hiểu rõ được câu hỏi "thiếu bao nhiêu cân muối" - tức là ý chỉ số cân muối mà mình đã ăn mất, như vậy phải là 3+2=5 mới đúng.
Nếu câu hỏi là 'Có tổng 10kg muối, đầu tiên ăn 3kg, sau đó ăn 2kg, hỏi còn thừa bao nhiêu cân' thì mới là 10 - 3 - 2 = 5 (kg)".
Sau khi nghe cô giáo giải thích, bà mẹ vẫn ngoan cố nói rằng con chị vẫn có đáp án đúng. Tuy nhiên cô giáo nói: "Tuy đáp án của con không sai nhưng cách con giải quyết vấn đề không đúng với yêu cầu của bài toán. Do đó cô cũng không thể chấm điểm cho con được".
Cuối cùng bà mẹ cũng thừa nhận lỗi sai chính là con chị không đọc và phân tích kĩ đề bài.
Quả thực với bài toán phía trên có sự trùng hợp là dù giải như thế nào thì kết quả vẫn cho là 5. Tuy nhiên không phải phép tính, bài toán nào cũng may mắn như thế nên phương pháp giáo dục và lời đáp của cô giáo quả thực chính xác. Vì vậy các bố mẹ chính là người luôn nhắc nhở con phải cẩn thận và xem xét kĩ tất cả các bài toán.
Cha mẹ nên làm gì khi con gặp vấn đề với bài tập?
Dặn con đọc kỹ câu hỏi
Nếu con gặp một số vấn đề không thể giải quyết khi làm bài tập, cha mẹ nên cho con hình thành thói quen tốt đó là đọc đi đọc lại câu hỏi và tìm ra thông tin chính từ câu hỏi, có thể bắt nguồn từ một số số liệu cụ thể được liệt kê.
Xem có lỗ hổng nào trong câu hỏi này không
Không có gì là tuyệt đối và ngay cả giáo viên cũng mắc lỗi nên khi cha mẹ phát hiện bài tập về nhà của con mình có gì đó không ổn, đừng hoàn toàn tin rằng vấn đề đó là đúng. Trước tiên, bạn nên phân tích câu hỏi theo phán đoán của bản thân, sau khi xác nhận câu hỏi đó đúng, hãy cho trẻ một số gợi ý để trẻ hoàn thành bài tập. Nếu thực sự có một số sơ hở trong câu hỏi này, cha mẹ nên trực tiếp giải thích vấn đề và đừng để trẻ lãng phí thời gian.