Vị giáo viên đưa ra lời giải thích không thỏa đáng khiến người mẹ giận thêm.
Ngày nay nhiều bậc phụ huynh có con đang trong lứa tuổi tiểu học phải tức giận mà thừa nhận rằng nhiều bài toán của con đến bố mẹ cũng không thể giải nổi vậy làm sao những đứa trẻ có thể giải được. Điều này cũng chính là bức xúc của một vị phụ huynh ở Trung Quốc, chị đã đăng tải trên diễn đàn cách đây ít giờ và gây xôn xao mạng xã hội.
Theo chia sẻ của người mẹ này, con chị đang học lớp 3 mang về cho chị bài kiểm tra cuối kì 1 vừa qua. Bé khá buồn khi không đạt được kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó cũng muốn mẹ giảng giải lại phần phép toán mà bé còn thắc mắc.
Theo đó, cậu nhóc thực hiện phép tính 9+9÷3=12 nhưng lại bị cô giáo gạch bỏ đi. Người mẹ đã đọc đi đọc lại phép toán con trai làm mà không hề thấy sai ở đâu. "Trong phép tính tích hợp thì nhân chia trước, cộng trừ sau. Ngày xưa tôi được học như thế và đứa trẻ cũng làm đúng như thế nhưng bị cô giáo đánh sai. Chẳng lẽ bây giờ cách tính đã thay đổi rồi ư?" - người mẹ đặt câu hỏi.
Phía dưới phần bình luận rất nhiều bậc phụ huynh khác cũng đưa ra đán án tương tự nên cũng không hiểu học sinh này sai ở chỗ nào. Họ khuyên vị phụ huynh nên liên lạc với giáo viên của con để nhận được câu trả lời xác đáng nhất.
Nghe theo lời khuyên của mọi người, bà mẹ cũng gọi điện cho cô giáo để hỏi về đáp án đúng của bài toán. Vị giáo viên lúc này mới cho biết "Trong môn Toán, phép chia và phép chia có dư hoàn toàn khác nhau. Chương trình học đang đến phần phép chia có dư. Vì vậy, trước đề bài này, con phải lập phép tính: 9+(3: 9) = 9 + 1/3".
Trước câu giải thích của giáo viên, người mẹ vẫn không hài lòng. Chị nghĩ rằng đối với các bé học tiểu học cô giáo không nên đưa ra đề toán lắt léo như thế. Nếu muốn hướng tới cho trẻ làm theo chương trình đang học, cô giáo cũng nên đưa ra yêu cầu rõ, việc đề bài lắt léo, đánh đố không giúp ích gì cho việc học toán của học sinh.
Tuy nhiên một số người sau khi nghe câu chuyện này lại cho rằng, để kiến thức Toán học khô khan trở nên hấp dẫn hơn, thầy cô đã sáng tạo nên những câu hỏi độc đáo. Điều này giúp học sinh không cảm thấy nhàm chán, duy trì sự hứng thú, chủ động cao.
Ảnh minh họa
Tiểu học là giai đoạn quan trọng để học sinh hình thành những thói quen tốt, những hành vi tốt - ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này. Vậy làm thế nào để giúp trẻ quen với việc xem xét kĩ lưỡng câu hỏi trong các bài toán tiểu học cũng như các vấn đề gặp trong cuộc sống?
1. Đọc câu hỏi là bước đầu tiên để trau dồi thói quen xem xét câu hỏi nghiêm túc
Việc rèn luyện cho học sinh thói quen xem lại câu hỏi là một nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự chung sức của phụ huynh và thầy cô. Trong quá trình dạy và học, phụ huynh có thể dùng ngón tay để đọc câu hỏi cùng con, nói chậm để đảm bảo con hiểu rõ câu hỏi, nếu con chưa hiểu thì đọc lại 2-3 lần.
Ưu điểm: thu hút sự chú ý, đồng thời củng cố khả năng đọc văn bản của trẻ. Học sinh tiểu học có khả năng nhận biết và ghi nhớ rất tốt. Nếu cha mẹ thường xuyên học và đọc cùng con cũng có thể giúp con mở rộng đa dạng nhiều kiến thức khác nhau.
2. Rèn luyện thói quen đọc hiểu
Ưu điểm của việc này là có thể nâng cao hơn nữa sự hiểu biết và ấn tượng của trẻ về nhiều đề tài khác nhau. Vì hành động và suy nghĩ có mối liên hệ chặt chẽ nên việc đọc tốt chủ đề tương đương với đọc truyện. Vậy nếu gấp đôi sợi dây dài 10cm thì mỗi đoạn dài bao nhiêu cm? Lúc này, bạn nên để trẻ tự làm, tự mình vạch ra độ dài của từng nửa gấp khúc, khi trẻ hiểu rõ ràng thì bố mẹ nên khen ngợi động viên trẻ.
3. Đánh dấu các điểm chính và phụ trong khi đọc
Các câu hỏi ứng dụng Toán học thường có nhiều nội dung và cung cấp nhiều thông tin. Do đó, các em bắt buộc phải rút ra các điểm chính khi làm bài. Đồng thời, lọc ra những thông tin quan trọng, điều này giúp các em nắm bắt chính xác yêu cầu của câu hỏi cũng như hướng giải quyết.
Việc trau dồi những thói quen này không phải “ngày một ngày hai”, mà cần phải được trau dồi trong một thời gian dài. Vì vậy, hãy đồng hành và khuyến khích con bạn nhiều hơn để chúng có được những thói quen tốt, có lợi cho việc cải thiện khả năng tiếp nhận thông tin cũng như chất lượng tổng thể của trẻ.