Nhiều cha mẹ nghĩ đưa con đi học lúc 2 tuổi rưỡi cũng được, nhưng theo tôi không hề!
Con trai của Vân, đồng nghiệp với tôi năm nay hai tuổi rưỡi, Vân đang chạy đông chạy tây để tìm cho con mình một ngôi trường tốt. Tôi nói với Vân: “Con trai cậu mới hai tuổi rưỡi, sao cậu đã sốt ruột để cho con đi học vậy, ít nhất cũng nên đợi đến ba tuổi hãy đưa con đến trường”.
Vân nói với tôi, do bố mẹ chồng Vân không thể giúp cô chăm sóc con trai, Vân lại bận đi làm, hơn thế nữa Vân nghĩ hai tuổi rưỡi hay ba tuổi đưa con đến trường cũng có khác gì nhau đâu, cùng lắm là cho con học ở lớp nhà trẻ nửa năm trước khi chuyển lên mẫu giáo.
Không chỉ có Vân, xung quanh tôi cũng có rất nhiều người có cùng suy nghĩ với Vân, hai tuổi rưỡi đã đưa con đến trường, có người thì vì lý do công việc, có người thì cho rằng con đưa con đến trường sớm thì con sẽ sớm có cơ hội tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa như vậy có lợi cho sự phát triển về mọi mặt của trẻ.
Thế nhưng, đưa trẻ đi học khi hai tuổi rưỡi hay ba tuổi liệu có khác nhau hay không? Sự thật thì sự khác biệt giữa chúng rất lớn.
1. Về tâm lý độ tuổi
Khi ba tuổi, đối với trẻ đó là một bước ngoặt, khi trẻ hai tuổi rưỡi vẫn nằm trong thời kỳ “bám” bố mẹ rất chặt, cũng là thời điểm quan trọng để hình thành cảm giác an toàn vững chắc.
Nếu các bậc phụ huynh đưa con đến trường trong độ tuổi này thì có thể sẽ làm cho con hoảng sợ, mất đi cảm giác an toàn, rất có thể sẽ khiến con trở nên hoảng sợ và xa lánh với mọi thứ xung quanh.
Hơn nữa, sự phát triển tâm sinh lý của bé trai muộn hơn các bé gái, vì vậy, nếu bạn có con trai thì càng không nên vội đưa con đi mẫu giáo.
2. Khả năng chăm sóc bản thân
Trẻ hai tuổi rưỡi chưa đủ “độ chín” trong việc tự chăm sóc bản thân và có thể đáp ứng được những nhu cầu khi đến trường, ví dụ như trẻ chưa biết tự ăn cơm, chưa biết tự mặc quần áo, chưa biết tự đi vệ sinh… nếu một bé trai chưa có được các kỹ năng như trên thì khi đưa con đi trẻ sẽ khiến con dễ bị tủi thân, nếu có khó khăn gì với bản thân cũng chưa thể kịp thời kêu gọi trợ giúp từ giáo viên.
Thế nhưng đối với một đứa trẻ ba tuổi đã học được những kỹ năng sống cơ bản, khi đến trường con sẽ thích ứng đượ rất nhanh, có như vậy mới có lợi cho sự phát triển về mọi mặt của trẻ.
3. Khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh
Ba tuổi là giai đoạn quá độ của trẻ kể từ tâm lý đến tính cách, trẻ đã bắt đầu biết hướng ngoại. Đại đa số những đứa trẻ khi hai tuổi rưỡi đa phần vẫn hướng nội, chúng chỉ thích giao lưu với những người thân trong gia đình.
Nếu đưa con đến trường tại thời điểm này thì con sẽ không chủ động đi giao lưu, kết bạn với người khác, khó hòa nhập được với các bạn xung quanh, như vậy không có lợi cho sự phát triển của trẻ. Thế nhưng đối với một đưa trẻ ba tuổi, khi tính cách bắt đầu hướng ngoại, chúng chủ động kết bạn và rất nhanh nhập hội được với các bạn xung quanh khi đi học.
4. Khả năng thích ứng với môi trường
Mẫu giáo là một môi trường tập thể, đòi hỏi trẻ nhỏ phải có khả năng thích nghi cao, đối với những trẻ hai tuổi rưỡi thì khả năng thích nghi chưa thực sự cao, sau khi đi học có thể tạo ra cho con một khoảng cách rõ rệt về tâm lý so với các bạn. Khi ba tuổi, trẻ đã có đủ khả năng để thích nghi với môi trường mẫu giáo.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Ngọc Hà