Đứa trẻ mở balo lấy đúng số tiền 1 triệu đồng đưa cho mẹ và thề chưa tiêu một đồng nào.
Ăn cắp, ăn trộm là một điều không thể chấp nhận được và tôi luôn giáo dục con cái về điều đó. Thế nhưng tôi lại không ngờ khi dù cho mỗi ngày tôi nói ra rả chuyện này, con trai tôi vẫn phạm phải sai lầm.
Chẳng cuối tuần trước khi cả nhà đang ngồi chơi ở phòng khách thì mẹ chồng tôi hớt hải chạy từ phòng ngủ ra rồi nói:
- Mọi người, mọi người có thấy tiền của mẹ để trong túi áo khoác hồng đâu không? Có ai nhặt được không thì cho mẹ xin lại, đó là tiền người ta nhờ mẹ mua đồ chứ không phải tiền của mẹ, giờ mà mất thì lấy đâu mà bù.
Ảnh minh họa
Thấy mẹ nói vậy tôi vội vàng lên tiếng:
- Con không thấy mẹ ơi, con không nhặt được đồng tiền nào rơi, con cũng không đụng đến túi áo khoác của mẹ. Nếu con có mượn thì con sẽ hỏi mẹ chứ con không tự động lấy.
Tất cả các thành viên trong gia đình đều đồng loạt nhìn nhau và khẳng định bản thân không hề lấy tiền của bà. Lúc này tôi mới nói lại:
- Mẹ nhớ lại xem hay là mẹ có để quên ở đâu hoặc là mẹ đã tiêu gì mà mẹ không nhớ không chứ con nghĩ trong nhà mình không có ai lấy đâu.
- Mẹ tìm kĩ rồi vẫn không thấy và chắc chắn mẹ chưa tiêu gì bởi mới sáng nay mẹ còn bỏ ra đếm và cất lại vào trong đó mà. Định tối mới có thời gian đi mua thì chưa kịp đi đã mất tiền.
- Mẹ mất nhiều không hả mẹ?
- 2 triệu chứ có ít gì đâu. Nếu không phải người trong nhà mình lấy thì chắc chắn đã có trộm đột nhập vào đây để lấy. Mẹ nhất định phải tìm ra kẻ trộm đó và cho nó đi tù. 2 triệu là đủ cấu thành tội phạm và đi tù rồi con nhỉ.
Ảnh minh họa
Khi tôi còn chưa kịp trả lời thì từ phía xa, cậu con trai tôi đã lên tiếng:
- Làm gì có 2 triệu hả bà, chỉ có 1 triệu mà. Con chắc chắn là chỉ lấy có 1 triệu thôi.
Lời đứa trẻ nói khiến tất cả mọi người im lặng vì quá bất ngờ.
Tôi sốc:
- Con nói cái gì, hóa ra con chính là người đã lấy tiền của bà?
Đứa trẻ có chút hớ miệng khi tự khai nhưng cũng nhanh chóng nói tiếp:
- Con chắc chắn là mình chỉ lấy 1 triệu, là 2 tờ 500 thôi và con chưa tiêu gì. Vẫn còn nguyên trong ba lô của con, con bỏ ra cho cả nhà xem.
Nói rồi đứa trẻ chạy vào trong nhà, lôi số tiền ra từ ba lô và quả thực chỉ có đúng 1 triệu.
Tôi chất vấn con:
- Con đã làm gì vậy, mẹ dạy dỗ con thế nào, thiếu thì xin mẹ, mẹ cho. Sao con lại ăn trộm ăn cắp như thế hả. Con có biết việc làm này của con xấu tới mức nào và nó gây ảnh hưởng ra sao không? Con cần tiền để làm gì mà phải ăn trộm?
- Dạ, bạn con rủ mua bộ điện tử mới nhưng con không dám xin tiền mẹ nên con đã lấy tiền của bà. Nhưng mẹ yên tâm con chưa hề tiêu, vẫn còn nguyên và sự thật là chỉ có 1 triệu đồng thôi, con không hề lấy 2 triệu. Chắc chắn cũng có người khác lấy tiền của bà.
Ảnh minh họa
Lúc này mẹ chồng tôi phá lên cười và nói:
- Cháu nói đúng đó, quả thực chỉ có 1 triệu thôi và không hề có 2 triệu đâu?
- Vậy tại sao mẹ lại nói rằng mẹ mất 2 triệu?
- Nếu ta không nói khống số tiền lên, liệu đứa trẻ có dễ dàng thừa nhận việc ăn trộm tiền của mình không?
Nghe mẹ chồng nói, tôi đã hiểu ý đồ của bà. Đứa trẻ nhanh chóng gửi lại bà số tiền đó và xin lỗi.
Nhưng mấu chốt vấn đề ở đây chính là việc con trai tôi lần đầu có những ý nghĩ ăn trộm tiền của người nhà để làm thỏa mãn thú vui của mình. Mặc dù hàng ngày tôi đã căn dặn con rất kĩ về việc này nhưng cháu vẫn phạm phải. Tôi đau đầu tìm cách răn dạy con.
Tấm sự từ độc giả hami...
Theo các chuyên gia, trẻ em không có khái niệm “ăn cắp tiền” ở trong đầu, mà nhu cầu lấy tiền của các bé bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Nói cách khác, khi nhìn thấy thứ mình thích, trẻ sẽ luôn cố gắng hết sức để có cho bằng được. Từ đó, thúc đẩy hành vi lén lấy tiền của cha mẹ và bị hiểu nhầm là “ăn trộm”. Vì vậy, thay vì khiển trách con cái nặng nề, trước tiên cha mẹ nên tìm hiểm lý do trẻ lấy tiền, và vội gán cho con cái mác “kẻ cắp”. Sau đó thì:
1. Nếu con muốn gì thì hãy nói với bố mẹ
Việc con bạn ham thích những thứ hấp dẫn như đồ chơi, đồ ăn, đồ vật,… là điều hết sức bình thường. Và khi con phát hiện ra tiền có thể giúp con có được thứ mình muốn thì bé sẽ không thể cưỡng lại được nhu cầu lấy tiền của cha mẹ. Để tránh tình huống xấu xảy ra, thỉnh thoảng cha mẹ nên trò chuyện cùng con: “Con thích thứ gì thì có thể nói bố mẹ mua cho. Nếu bố mẹ đồng ý, con phải cảm ơn bố mẹ. Nếu bố mẹ không đồng ý thì sẽ nói cho con rõ lý do vì sao, và con có thể tự tiết kiệm tiền tiêu vặt để mua nó”.
Đây là phương pháp để con biết bản thân cần phải làm gì khi muốn có một thứ gì đó. Và cha mẹ cần hiểu rằng, nếu bạn phớt lờ nhu cầu của con, tự nhiên trẻ sẽ dùng mọi cách để đạt được mục đích, và thói quen ăn cắp sẽ hình thành đầu tiên.
2. Làm gương cho con
Muốn con không hình thành thói quen ăn cắp tiền, chính cha mẹ phải là tấm gương sáng để con học theo. Ngoài chuyện tiền bạc nên được cất trong tủ kỹ càng ra, thì trước mặt trẻ, bạn cũng không nên tiêu xài phung phí, thích gì mua nấy. Cũng không nên dùng tiền để dỗ dành hay làm phần thưởng cho con.
Cha mẹ hoàn toàn có thể thưởng cho con một cái ôm thật chặt, một buổi đi chơi dã ngoại, một chuyến đi đến nhà sách,… Làm như thế thì trẻ sẽ hiểu rằng cha mẹ là quan trọng nhất, chứ không phải tiền.