Vào bếp để con tự chơi, lát sau quay lại thấy đứa trẻ ngồi trên "vũng đen", mẹ không nói nên lời

Kiều Trang - Ngày 10/03/2024 05:26 AM (GMT+7)

Trò nghịch ngợm của cặp song sinh khiến người mẹ một phen hú vía.

Trẻ em là những "thiên thần nhí" đáng yêu và dễ thương nhất trên đời, nhưng đôi khi trẻ lại thường làm những hành động khiến người lớn, bố mẹ không thể hiểu nổi, thậm chí còn được một phen "hú hồn hú vía" chỉ vì còn nhỏ nên nhận thức chưa hoàn thiện. Trong những trường hợp này, bố mẹ nên giáo dục và đồng hành cùng con, nếu không trẻ có thể gặp phải những tai nạn làm tổn thương chính mình bởi chính trò nghịch ngợm mà con tạo ra.

Một bà mẹ ở Trung Quốc đăng tải hình ảnh về hai cậu con trai song sinh, chia sẻ câu chuyện mà bản thân mới vừa trải qua khi ở nhà cùng các con khiến không ít ông bố bà mẹ bày tỏ sự đồng cảm.

Theo đó, ngày cuối tuần nên bà mẹ họ Mạc có thời gian rảnh chăm hai cậu con trai nhỏ của mình. Đến giờ trưa, chị vào bếp nấu ăn và dặn dò các con tự chơi với nhau. Mọi chuyện vẫn yên ổn mãi cho đến khi loay hoay xong đống công việc bếp núc thì bà mẹ trở lại phòng khách để kiểm tra xem hai cậu con trai đang làm gì.

Tuy nhiên khi chứng kiến cảnh tượng trước mắt, bà mẹ đã suy sụp không nói nên lời. Một đứa con trai đang ngồi xổm, một đứa thì ngồi bệt dưới đất, trên mặt và quần áo dính một đống chất lỏng màu đen không rõ nguồn gốc, sàn nhà lúc này cũng có một vũng trông giống như vết máu.

Vào bếp để con tự chơi, lát sau quay lại thấy đứa trẻ ngồi trên amp;#34;vũng đenamp;#34;, mẹ không nói nên lời - 1

Vào bếp để con tự chơi, lát sau quay lại thấy đứa trẻ ngồi trên amp;#34;vũng đenamp;#34;, mẹ không nói nên lời - 2

Vào bếp để con tự chơi, lát sau quay lại thấy đứa trẻ ngồi trên amp;#34;vũng đenamp;#34;, mẹ không nói nên lời - 3

Trước trò nghịch ngợm của các con, người mẹ ngay lập tức không giữ được bình tĩnh nên đã quát lớn. Trong khi đang khá hoang mang, vì không biết chất lỏng bầy nhầy này ở đâu ra thì cậu con trai lớn cầm đến trước mặt đưa cho mẹ một vỏ chai nhựa. Lúc này người mẹ mới nhận ra đó là bình tương đen chị mới mua để ở góc nhà chưa kịp bỏ tủ. Chẳng may nó lại bị tụi nhỏ phát hiện, và với ham muốn, tò mò trước cái lạ, hai cậu con trai chị Mạc đã không do dự lấy ra chơi. Cũng chính vì lẽ đó mà tình huống này mới xảy ra.

Trên thực tế, những đứa trẻ có hành vi nghịch ngợm như vậy là điều hết sức bình thường và dĩ nhiên không hiếm gặp, ngược lại còn rất phổ biến trong mỗi gia đình có trẻ nhỏ. Chỉ cần bố mẹ một phút lơ là, không để mắt đến thì những nhóc con này có thể bày ra vô số trò để nghịch phá. Tuy nhiên, đây thực chất lại là một mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nếu ở tình huống trên không phải nước tương mà là một số chất lỏng nguy hiểm như keo, thuốc thì rất dễ biến hài kịch thành bi kịch, chính vì thế mà các bậc bố mẹ phải đặc biệt chú ý, đừng quá chủ quan trong vấn đề này.

Vào bếp để con tự chơi, lát sau quay lại thấy đứa trẻ ngồi trên amp;#34;vũng đenamp;#34;, mẹ không nói nên lời - 4

Đôi khi, trong nhà chưa chắc đã là nơi an toàn nhất cho trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tránh càng xa càng tốt một số khu vực và vật dụng sau:

 - Điện và ổ cắm: Ổ cắm và đường dây điện không được bảo vệ có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi bé chọc vào hoặc cố gắng đút tay vào vì tò mò. Đó là lý do mà bố mẹ cần đảm bảo rằng tất cả các ổ cắm đều được che kín, và đường dây điện được dẫn qua nơi không thể tiếp xúc trực tiếp với trẻ.

- Vật dụng sắc nhọn: Một số vật dụng sắc nhọn như dao, kéo, kim,... hoặc các vật dụng tương tự có thể là nguy cơ đe doạ đến sự an toàn của trẻ. Tốt nhất bố mẹ nên đặt chúng ở những nơi mà trẻ không thể tiếp cận được, càng xa tầm tay của con càng tốt.

- Hóa chất và thuốc: Hóa chất như chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hoá chất làm đẹp và thuốc có thể gây nguy hiểm nếu trẻ tiếp xúc hoặc nuốt phải. Vậy nên người lớn trong nhà cần cẩn trọng, không đặt chúng lung tung ở những nơi mà trẻ hay chơi đùa và hãy nhớ đậy nắp các vật dụng này thật chặt.

- Cửa sổ, ban công: Trẻ có thể rơi vào tình huống nguy hiểm đến tính mạng nếu chơi đùa ở khu vực cửa số hoặc ban công trong nhà mà không có sự giám sát của người lớn. Để an toàn, khi ra ngoài hoặc không trực tiếp bên cạnh con, bố mẹ nên khóa chặt cửa hoặc có các biện pháp an toàn như lưới chắn.

- Đồ chơi và vật dụng nhỏ: Một số đồ chơi và vật dụng nhỏ như viên bi, chiếc ghim, nam châm có thể gây nguy hiểm nếu trẻ vô tình nuốt phải. Đó là lý do mà bố mẹ cần chắc chắn rằng các đồ chơi dành cho con không chứa các bộ phận nhỏ hoặc dễ tách rời, khi bé ở độ tuổi chưa nhận thức được về các thứ đồ này.

- Nhiệt độ và lửa: Bố mẹ tuyệt đối không để con có cơ hội tiếp xúc với các nguồn nhiệt, lửa hoặc vật liệu gây cháy trong nhà. Giữ trẻ cách xa khu vực bếp núp để tránh tình huống nguy hiểm cho chính con và cả gia đình.

- Khu vực ao hồ, bể bơi: Trẻ nhỏ có nguy cơ đuối nước rất cao, vì vậy hãy giữ con tránh xa khu vực hồ bơi, bồn tắm và các nguồn nước nếu như không có sự giám sát của người lớn xung quanh.

Vào bếp để con tự chơi, lát sau quay lại thấy đứa trẻ ngồi trên amp;#34;vũng đenamp;#34;, mẹ không nói nên lời - 5

Bố mẹ cần làm gì để giảm thiểu tình huống phát sinh nguy hiểm bởi tính tò mò của con trẻ?

- Tạo môi trường an toàn: Tạo ra một môi trường sống an toàn cho con bằng cách che chắn các nguồn gây nguy hiểm như ổ cắm điện, chất độc và vật dụng sắc nhọn. Đảm bảo rằng các vùng nguy hiểm được giữ xa tầm với của trẻ và sử dụng các thiết bị bảo vệ phù hợp.

- Giám sát chặt chẽ: Theo dõi con một cách cẩn thận và liên tục, đặc biệt khi trẻ đang trong độ tuổi thích khám phá thế giới. Việc giám sát đảm bảo rằng bố mẹ có thể can thiệp kịp thời nếu có tình huống nguy hiểm nào xảy ra, và ngăn chặn chúng trước khi nó trở nên nguy hiểm.

- Giáo dục về an toàn: Dành thời gian để giảng dạy con trẻ về các khía cạnh an toàn của môi trường sống xung quanh. Hướng dẫn con về cách sử dụng đúng các vật dụng trong nhà, tránh tiếp cận các nguy hiểm và đánh giá rủi ro. Thông qua việc giáo dục, trẻ sẽ có kiến thức và nhận thức về an toàn để con có thể tự bảo vệ chính mình trong tình huống vắng bố mẹ hoặc người lớn bên cạnh.

- Thiết lập khu vực an toàn: Xác định các khu vực an toàn trong nhà hoặc ngoài trời mà con trẻ có thể tự do khám phá mà không gặp nguy hiểm, và không cần sự can thiệp liên tục của người lớn.

- Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra đồ chơi, vật dụng và môi trường sống của con để phát hiện và khắc phục các nguy cơ tiềm ẩn. Điều này đảm bảo rằng mọi thứ xung quanh trẻ đều an toàn và không gây nguy hiểm cho sức khỏe, cũng như sự phát triển toàn diện, lành mạnh của con.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngộ nghĩnh trẻ thơ