Cây dại mọc sau vườn xưa không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản có hương vị lạ lẫm, dân thành phố ưa chuộng

H.A - Ngày 16/07/2024 14:41 PM (GMT+7)

Cây rau này có vị chua thanh, dùng để nấu canh cá hay làm gỏi, mấy năm nay trở thành đặc sản lạ ở thành phố. 

Ít ai ngờ rằng, những thứ cây cỏ dại mọc ở sau vườn, những bãi đất hoang tưởng không ăn được lại là đặc sản có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, trong đó có cây chua me đất. 

Với những người lớn lên ở vùng thôn quê miền Trung, nhất là khu vực Bình Định, Phú Yên, những bát canh chua me đất chua thanh, ngọt ngọt là món ăn dân dã, từng gắn với tuổi thơ của họ. 

Cây dại mọc sau vườn xưa không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản có hương vị lạ lẫm, dân thành phố ưa chuộng - 1

Cây chua me đất mọc dại ở sau vườn, dưới gốc cây hay những bãi đất trống

Cây chua me đất mọc dại ở sau vườn, dưới gốc cây hay những bãi đất trống

Theo tìm hiểu, cây chua me đất ăn được là loại chua me đất hoa vàng hay tím nhạt, thường gặp ở những nơi ẩm ướt, bờ ruộng, đồng cỏ hoang. Nó là một loại cỏ mọc lan trên mặt đất, thân đỏ nhạt, lá cuống dài, gồm 3 lá chét, mỗi lá chét có một vết hõm trên đầu thành hình tim ngược… Ở miền Nam chúng có tên là chua me ba chìa, người Tày gọi là sỏm hèn.

"Tôi còn nhớ khi xưa, mùa hạ về là lúc dưới những gốc cây mọc đầy dây chua me đất nhỏ xíu, xanh mướt. Lá chua me đất có 3 cánh hình trái tim nên lũ trẻ trong làng gọi là cỏ 3 lá. Hồi đó tụi mình hái lá chua me về chấm muối, nhai có vị chua thanh cho vui miệng. Hoặc mang rổ tre ra hái về cho mẹ, cho bà nấu canh cá lóc. Nước ngọt của cá lóc quyện với vị chua me đất cho tô canh chua có hương vị dân dã, mình nhớ mãi đến tận bây giờ", anh Ngọc (ở Cầu Giấy, Hà Nội) kể lại. 

Từ xưa, người dân ở miền Trung đã sử dụng loại cây này để nấu các món ăn dân dã

Từ xưa, người dân ở miền Trung đã sử dụng loại cây này để nấu các món ăn dân dã

Sau này rời quê lên thành phố học tập và làm việc, thi thoảng về quê anh Ngọc có ra đồng tìm me đất nhưng do đường sá bê tông hoá, người dân lại phun thuốc trừ cỏ nên không còn cây chua me đất nhiều. 

Cũng nhớ về bát canh chua me đất, chị Bình (quê ở TP.Vinh, Nghệ An) chia sẻ: "Hôm nào mẹ đi làm về, có cá trích, cá cơm, cá nục là mình lại ra sau vườn hái lá chua me đất vào để nấu canh chua. Món canh dân dã này hợp với những ngày hè oi nóng". 

Cây dại mọc sau vườn xưa không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản có hương vị lạ lẫm, dân thành phố ưa chuộng - 4

Cây chua me đất được người thành phố dùng để nấu canh chua hay làm gỏi

Cây chua me đất được người thành phố dùng để nấu canh chua hay làm gỏi

Những năm gần đây, ở một số nơi, chua me đất được nhiều người dân ở thành phố tìm mua về chế biến món ngon. Đặc biệt, một số đầu bếp nhà hàng còn sử dụng như một thứ rau gia vị lạ cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Ngoài những cách nấu truyền thống, chua me đất còn được đem làm gỏi, nhúng lẩu...

Trên sàn thương mại điện tử có một vài địa chỉ rao bán rau chua me đất với giá khoảng 100.000 đồng/kg.

Không chỉ mang hương vị xưa, chua me đất còn chứa nhiều dưỡng chất, có thể kể đến như kali, vitamin C hay vitamin B2, canxi, caroten,... Trong Y học cổ truyền, chua me đất không gây độc, có vị chua và tính mát nên rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, loại cây này có thể mang đến những lợi ích sức khỏe, như giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể; có khả năng sát trùng; cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo; thông tiểu tiện; điều trị kiết lỵ.

Cây dại mọc ở bờ ao xưa không ai biết, nay thành đặc sản nổi tiếng có hương vị lạ, 100.000 đồng/kg
Loại rau này nổi tiếng với vị hăng và cay, giòn ngon có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Mấy năm nay chúng được bán trong siêu thị, được người...

Đặc sản 4 phương

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương