Chuột bao tử - món đặc sản với cách thưởng thức tàn nhẫn bậc nhất

Ngày 10/03/2020 14:52 PM (GMT+7)

Những con chuột non vừa mới ra đời đã kết thúc mạng sống ngay trong miệng thực khách.

Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, chính vì vậy, sự đa dạng về ẩm thực ở đây lại càng nổi bật và có cơ hội phát triển phong phú. Cùng với đó, đây cũng là nơi sinh ra những đặc sản ghê rợn khiến bất kỳ ai cũng phải "khóc thét" khi chứng kiến.

Một trong những đặc sản kinh hoàng nhất ở Trung Quốc là món chuột bao tử sống (còn gọi là San Zhi Er). Trong văn hóa ẩm thực, đây được coi là một món ăn tàn nhẫn bên cạnh một số món như não khỉ sống, gà hong gió, gan ngỗng,...

Theo sử sách Trung Quốc, món ăn này từng được nhắc đến như một món đại tiệc "độc nhất vô nhị" của Từ Hy Thái hậu. Khắp các vùng đất rộng lớn của Trung Quốc, chỉ có vùng Dương Chậu là có một loài chuột đồng mập béo và sạch sẽ bởi gạo vùng này nổi tiếng ngon nhất lục địa.

Món ăn này thường xuất hiện trong các bữa tiệc dành cho khách quý trong cung. Để chuẩn bị, người ta sẽ lựa chọn những con chuột béo khỏe nhất vùng Dương Châu và mang về nuôi bằng ngũ cốc trộn sâm, nhung và nhiều vị thuốc quý khác. Khi những con chuột này đẻ con, người ta sẽ tập trung nuôi bầy chuột nhỏ cũng bằng những đồ ăn tương tự.

Đến khi thế hệ thứ 2 này sinh sản thì những con chuột thế hệ thứ 3 đã chứa đầy thuốc bổ trong xương thịt, da dẻ đỏ tươi, lông trắng mịn.

Chuột bao tử - món đặc sản với cách thưởng thức tàn nhẫn bậc nhất - 1

Những chú chuột vừa mới chào đời còn chưa mở mắt

Và rồi những con chuột bổ dưỡng này sẽ được mang lên bàn tiệc ngay khi còn chưa mở mắt. Người nuôi chuột phải tính toán sao cho đúng lúc chuột vừa sinh là vừa tới giờ thưởng thức món này theo thực đơn, sớm hơn không được mà trễ thì càng không hay.

Trước khi được phục vụ, những con chuột này sẽ được đầu bếp nhúng vào một cái bát đựng đầy nước sốt bao gồm mật ong nguyên chất trộn với sâm, nhung, thuốc bổ thận. Chuột bao tử sẽ uống mật đến căng bụng mà không chết. Sau đó, đầu bếp dùng một chiếc đũa đầu dẹp gạt đuôi chuột vắt trên miệng chén. Thân chuột lúc bấy giờ chìm dưới lớp mật, bụng vẫn còn thoi thóp thở. Thực khách chỉ việc thưởng thức bằng một miếng ngấu nghiến.

Chuột bao tử - món đặc sản với cách thưởng thức tàn nhẫn bậc nhất - 2

Món ăn này hiện vẫn còn phổ biến ở Trung Quốc

Bởi được ăn bằng cách vô cùng tàn nhẫn này nên món chuột bao tử còn có tên gọi là mó "ba tiếng thét". Tiếng thét thứ nhất là khi người ăn dùng đũa gắp những con chuột lên, chúng sẽ hoảng sợ và "thét" lên. Khi bị nhúng vào bát nước sốt, chúng sẽ "thét" lên tiếng thứ hai. Và cuối cùng, những chú chuột vừa mới chào đời sẽ "thét" tiếng thét thứ 3 khi chúng rơi vào miệng thực khách.

Chứng kiến cảnh ăn tươi sống những con chuột đỏ hỏn vẫn còn cử động cho đến khi chết đau đớn ngay trong miệng thực khách, nhiều người không khỏi rùng mình, run rẩy, thậm chí là chết ngất đi.

Món ăn này còn được nhiều người Trung Quốc sử dụng cho đến ngày nay bởi những tác dụng "thần kỳ". Người Trung Hoa cho rằng những món ăn được làm từ bào thai động vật, hoặc con vật vừa mới sinh ra có tác dụng lớn trong việc tăng cường sinh lực cho cả nam và nữ.

Bên cạnh món chuột bao tử sống, ở những vùng khác của Trung Quốc, chuột bao tử còn là nguyên liệu để chế biến thành các món ăn khác như lẩu chuột bao tử, rượu ngâm chuột bao tử... Từ xa xưa, món ăn này được cho là giúp "bổ thận, tráng dương" và tăng cường khả năng sinh lý.

Chuột bao tử - món đặc sản với cách thưởng thức tàn nhẫn bậc nhất - 3

Rượu chuột bao tử được cho là có tác dụng bổ thận, tráng dương

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều chuyên gia cũng đã lên tiếng khuyến cáo và cho rằng ăn chuột bao tử có thể sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh mà chuột đêm đến cho con người như: dịch hạch, sốt vàng và nhiều căn bệnh khác. Chính vì thế, món ăn đã được hạn chế và không còn phổ biến như trước.

Gà hong gió - đặc sản Tây Tạng: rất ngon nhưng cách làm quá tàn nhẫn
Những con gà vẫn còn rên rỉ khi bị treo lên trước gió là nỗi ám ảnh của nhiều du khách khi đến Tây Tạng.

Đặc sản 4 phương

H.M (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lạ độc vui