Cuốn sách 365 trò chơi khoa học khó mà dễ, dễ mà khó sẽ mang đến cho trẻ nhỏ nhiều kiến thức bổ ích.
Những kiến thức khoa học như tính Axit, Bazơ, lực ma sát, nhiệt độ tan chảy hay áp suất không khí... vốn dĩ vô cùng hàn lâm đối với trẻ nhỏ. Thế nhưng, cuốn sách 365 trò chơi khoa học khó mà dễ, dễ mà khó sẽ làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của các bậc cha mẹ về độ khô khan của những khái niệm này. Bằng những thí nghiệm vô cùng đơn giản, cuốn sách sẽ chứng minh một điều: Khoa học ở ngay trong cuộc sống của chúng ta, và có cả ngàn bí mật khoa học hấp dẫn đang chờ con trẻ khám phá.
Sách 365 trò chơi khoa học khó mà dễ, dễ mà khó gồm 5 trò chơi khoa học cực vui để hè này cha mẹ hướng dẫn trẻ vừa chơi vừa học. Mỗi thí nghiệm trong sách đều được ghi một các chi tiết và các thao tác cần thiết để trẻ có thể thực hiện và quan sát. Tuy nhiên, để cẩn thận giúp trẻ tránh khỏi nguy hiểm từ những vật sắc nhọn như dao, kéo trong quá trình chuẩn bị vật phẩm thí nghiệm, hay những mảnh vỡ thủy tinh nếu xảy ra rơi vỡ các đồ dùng thí nghiệm, cha mẹ hãy giúp con 1 tay để hoàn thành các thí nghiệm này.
Đồng thời, sau mỗi thí nghiệm, cha mẹ hãy là người giải thích rõ hơn cho trẻ về những yếu tố khoa học có liên quan đến thí nghiệm, đó cũng là cách để trẻ hiểu rõ hơn về các thí nghiệm thú vị của mình.
1. Hô biến bông hoa màu trắng thành màu xanh
Thí nghiệm đầu tiên, mẹ và bé cùng thay đổi màu sắc của hoa để hiểu về cách thực vật hút nước như thế nào nhé:
Làm theo bốn bước trên, những cánh hoa sẽ đổi màu. Đó là do trong thân của các loài thực vật có nhiều mạch nhỏ hút nước lên cánh hoa. Trong nước có phẩm màu khiến cánh hoa cũng bị “nhuộm”. Nếu dùng kéo cắt ngang cuống hoa, bé sẽ thấy những chấm màu nhỏ xíu – đó chính là đầu của các mạch nhỏ đó.
2. Dùng bắp cải tím kiểm tra tính Axit và Bazơ
Trong bắp cải tím có chứa một chất màu tím có thể biến thành màu đỏ khi tiếp xúc với axit, và biến thành màu xanh lam hoặc xanh lục khi tiếp xúc với bazơ. Hãy làm theo các bước dưới đây để xem giấm có tính axit hay bazơ nhé!
3. Cần gì phải đợi những cơn mưa, mẹ cũng làm được cầu vồng cho trẻ!
Qua thí nghiệm này các bé sẽ thấy được sự diệu kỳ của ánh sáng. Ánh sáng được tạo thành từ nhiều màu sắc khác nhau. Khi truyền qua nước, ánh sáng tách ra thành bảy sắc cầu vồng: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Hiện tượng này chính là hiện tượng cầu vồng xảy ra khi ánh nắng mặt trời chiếu qua những giọt mưa đấy.
4. Các chất lỏng tách tầng thế nào nhỉ?
Vì sao một số chất lỏng lại tách ra thành tầng, và làm thế nào để hòa trộn chúng lại với nhau, mẹ hãy hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm sau nhé:
Khi cho nước, dầu và si-rô vào với nhau, chúng tách ra thành ba lớp riêng biệt. Các lớp này hình thành dựa theo mật độ hay độ đặc của chất lỏng (tức là khối lượng và số lượng các hạt bên trong). Dầu loãng hơn nước và si-rô nên nổi lên trên cùng. Si-rô đặc nhất nên chìm xuống dưới cùng.
5. Điều gì xảy ra nếu rắc muối lên đá
Hãy thử làm thí nghiệm rất đẹp và thú vị dưới đây về sự tan chảy của nước đá nhé:
Sau thí nghiệm này, trẻ sẽ thấy nước đá tại bề mặt tiếp xúc với muối sẽ tan nhanh hơn phần còn lại, tạo nên những vết nứt và dòng nước nhỏ. Mực chảy vào các khe nứt và giúp trẻ quan sát hiện tượng trên được rõ hơn.