Huyền thoại "Tây du ký" và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài

Ngày 02/05/2017 13:40 PM (GMT+7)

Những câu chuyện hậu trường chưa kể của "Tây du ký 1986" sẽ khiến khán giả không khỏi giật mình.

Được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của Ngô Thừa Ân về hành trình 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh Tây Thiên với những hành trình hàng yêu diệt ma hấp dẫn, Tây du ký là một phần không thể quên trong kí ức tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em.

Sau 30 năm và hơn 3000 lần lên sóng, bất kể các phiên bản mới có sự đột phá cả về kĩ thuật lẫn kinh phí thì Tây du ký​ phiên bản 1986 vẫn là tượng đài không thể phá bỏ. Đằng sau sự thành công của tác phẩm này, có những câu chuyện mà không nhiều người biết.

1. Nhiều lần bị hết kinh phí, 14 năm mới trọn vẹn giấc mộng Tây Du

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 1

Tây du ký được chuyển thể lần đầu tiên không phải là của Trung Quốc mà lại do Nhật Bản làm, điều này với nhiều người Trung Quốc khi đó không khác nào một cái tát vào tự tôn của họ. Chính vì thế nên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc quyết đinh bỏ vốn làm phim chuyển thể, gánh nặng này đặt lên vai đạo diễn Dương Khiết.

Do thiếu hụt cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất, tiến độ quay phim chậm khiến cho Dương Khiết phải hứng chịu nhiều chất vấn từ phía lãnh đạo, suýt chút nữa thì bị cắt kinh phí làm phim. Cuối cùng, đạo diễn Dương Khiết phải cắn răng cắt bỏ 2 câu chuyện: Mạo Hiểm Vượt Sông Thông ThiênThật Giả Mỹ Hầu Vương

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 2

Đoàn làm phim luôn nhận được sự ủng hộ của khán giả mỗi nơi đoàn quay ngoại cảnh, thậm chí khi đoàn thiếu kinh phí quay, có những khán giả nhỏ tuổi còn ủng hộ bằng cách quyên góp tiền lì xì của mình. 

Dù bị thiếu mất 2 câu chuyện cuối, Tây du ký lên sóng rất nhanh nhận được sự yêu mến của khán giả, các diễn viên cũng đạt được không ít thành tựu. Tuy nhiên, trong lòng nữ đạo diễn Dương Khiết vẫn canh cánh về chặng đường dang dở. 

Năm 1999, Dương Khiết khi ấy đã gần 70 tuổi, viết một bức thư thống thiết lên cấp trên: "Kim Trì Trưởng Lão đã mất, Thiết Phiến Công Chúa cũng mất, Vương Mẫu Nương Nương cũng mất, nhiều yêu tinh, thần tiên đã qua đời mà đoàn phim vẫn chưa lấy được chân kinh".

Những lời này của Dương Khiết cuối cùng cũng thuyết phục được đài truyền hình cho tiếp tục quay Tây du ký. Năm 2000, 25 tập của Tây du ký phần 2 được thực hiện, 4 thầy trò cuối cùng công đức viên mãn, tu thành chính quả. 

2. Lý do đằng sau sự ra đi của 2 Đường Tăng

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 3

Từ trái qua: Trì Trọng Thụy, Uông Việt và Từ Thiếu Hoa.

Cho đến bây giờ, có lẽ nhiều người vẫn không hiểu được lý do vì sao Tây du ký lại có 3 người thủ vai Đường Tăng. Trong khi diễn viên quần chúng chỉ có vài khuôn mặt quen thuộc, thậm chí có người đảm nhận 40 nhân vật lớn nhỏ trong tác phẩm này. 

Đường Tăng đầu tiên là nam diễn viên Uông Việt. Sau khi tham gia ba tập về: Họa khởi Quan Âm Viện, Ăn vụng quả nhân sâmBa lần đánh Bạch Cốt Tinh, Uông Việt nhận ra cái bóng của vai Đường Tăng quá lớn, sẽ cản trở sự nghiệp diễn xuất sau này nên quyết định phát triển theo hướng điện ảnh.

Sau đó, Từ Thiếu Hoa vốn dĩ đang đảm nhận vai Tiểu Bạch Long được chọn làm Đường Tăng thứ 2. Không ngờ, Từ Thiếu Hoa từ thế chỉ là "phao cứu sinh", càng diễn lại càng xuất thần, trở thành Đường Tăng đẹp trai nhất từ trước tới giờ.

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 4

4 thầy trò phiên bản "cuối cùng"

Nhưng Dương Khiết chưa kịp mừng thì Từ Thiếu Hoa có giấy gọi nhập học đại học, cũng rời đoàn phim để hoàn thành việc học tập. Ê kíp một lần nữa phải tạm dừng để tìm một Đường Tăng khác, may thay, Trì Trọng Thụy vô tình lọt vào mắt xanh của phía sản xuất. Sau 2 lần thay diễn viên, cuối cùng vai Đường Tăng đã có người đảm nhận. 

3. Cơ sở vật chất nghèo nàn, cơm ăn không đủ no

Vốn đầu tư nghèo nàn, Tây du ký 1986 chỉ dùng đúng một máy quay và còn là loại cũ, người quay phim chỉ có một mình Vương Sùng Thu - chồng của cố đạo diễn Dương Khiết. Đạo diễn Dương Khiết khi nhớ lại cho hay: "Bình thường chúng tôi hay phải quay cảnh trong động, nhiệt độ sẽ bị thay đổi, máy quay không nhạy. Vì vậy chúng tôi không dám tắt máy, vừa vào hang quay thì sẽ quay liên tục 4, 5 ngày!"

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 5

Đoàn làm phim không có kinh phí, đến các diễn viên chính như Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa.. cũng phải làm tạp vụ, khi xe hỏng cũng phải xuống đẩy xe như mọi người. 

Không chỉ lạc hậu về máy móc, bản thân đoàn làm phim cũng không có đãi ngộ tốt như các diễn viên bây giờ. Các diễn viên không phân chia chính phụ đều lãnh tiền cơm bằng nhau. Nhiều khi cơm ăn không đủ no, đạo diễn Dương Khiết phải bỏ tiền túi hỗ trợ thêm, có lần quay ngoại cảnh gặp người dân tốt bụng còn tặng gạo, khoai, rau cứu đói. 

4. Tôn Ngộ Không ngoài đời khác hoàn toàn trên màn ảnh

Ban đầu, Lục Tiểu Linh Đồng không phải là lựa chọn hàng đầu của đạo diễn Dương Khiết. Khi bà thăm quan đoàn kịch Nam Phái Hầu Vương của cha Lục Tiểu Linh Đồng, nhìn thấy Lục Tiểu Linh Đồng hiền lành ngồi một góc liền cảm thấy người này không phù hợp với vai diễn Tôn Ngộ Không sinh động, hoạt bát chút nào. Tuy nhiên, dưới sự thuyết phục của Lục Linh Đồng, Dương Khiết đành đưa Lục Tiểu Linh Đồng về đoàn phim.

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 6

Ảnh đeo kính sau màn ảnh của Tôn Ngộ Không khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm  

Những cảnh quay đầu tiên, vì cận nặng nhưng không chịu đeo kính áp tròng, Lục Tiểu Linh Đồng khi diễn cảnh hành động nhỡ tay đánh bị thương bạn diễn đến mức không ai dám cùng ông diễn nữa. Sau đó, dù hầu quyền đẹp mắt nhưng vẫn không thể hiện được thần thái của Tôn Ngộ Không, Lục Tiểu Linh Đồng từng chán nản định xin bỏ vai diễn. 

Rất may, Dương Khiết đã nhìn ra được tiềm lực của ông, mua một con khỉ về đoàn để Lục Tiểu Linh Đồng học theo. Trong suốt 6 năm đóng phần 1 của Tây du ký, Lục Tiểu Linh Đồng đều chăm sóc chú khỉ này. 

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 7

Chú khỉ con gắn bó với Lục Tiểu Linh Đồng.

5. Từ chối 7 nhạc sĩ hàng đầu để thuê một nhân viên lồng tiếng vô danh. 

Người phụ trách âm nhạc cho Tây du ký là Hứa Kính Thanh. Trước khi tham gia Tây du ký, ông chỉ là một nhân viên vô danh chuyên tham gia lồng nhạc cho các clip về động vật trên truyền hình. 

Sau khi nghe thử bản nhạc Hứa Kính Thanh soạn cho Tây du ký, đạo diễn Dương Khiết liền nhất quyết chọn người này. Trước Hứa Kính Thanh, bà đã đổi tổng cộng 7 vị nhạc sĩ, đều là những người có tiếng trong ngành. Thay vì chỉ sử dụng các nhạc cụ truyền thống Trung Quốc như sáo, nhị hồ mà còn sử dụng nhạc cụ phương Tây, âm thanh điện tử để tạo không khí oai hùng trong các cảnh hành động. 

6. Nhiều lần gặp nạn trên phim trường

Tây du ký có nhiều cảnh quay phải thực hiện trên không với dây cáp treo. Có cảnh đang quay Sa Tăng Diêm Hoài Lễ treo người trên không thì cáp bị đứt. Cả người Diêm Hoài Lễ nặng 85kg đè trúng vào người quay phim Vương Sùng Thu khiến ông bị ngất. 

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 8

Nữ đạo diễn Dương Khiết từng phải sang tận Hồng Kông để học hỏi về kỹ thuật quay các cảnh sử dụng cáp treo. 

Không chỉ gặp tai nạn vì cảnh hành động, đoàn làm phim cũng gặp không ít rắc rối với băng khô. Trong các cảnh quay chốn bồng lai tiên cảnh, các vị tiên đi mây về gió, đoàn phim phải sử dụng một lượng lớn băng khô (CO2 rắn), không ít diễn viên khó thở sau những cảnh quay thế này.

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 9

Nghiêm trọng nhất là trong một cảnh thần tiên cưỡi mây, diễn viên đứng trên một chiếc xe kéo do một nhân viên khom người kéo xe. Vì phải thực hiện cảnh quay nhiều lần, nhân viên ngất lịm đi vì ngạt khí khiến cả đoàn làm phim náo loạn. 

7. Chuyện tình đơn phương của Tây Lương Nữ Vương

Một trong những giai thoại về Tây du ký được nhiều người nhắc đến nhất là chuyện nữ diễn viên Chu Lâm - người thủ vai quốc vương Nữ Nhi Quốc khi đóng cặp cùng Từ Thiếu Hoa đã nảy sinh tình cảm thật.

Huyền thoại amp;#34;Tây du kýamp;#34; và những chuyện chưa kể phía sau một tượng đài - 10

Chuyện phim giả tình thật trong giới nghệ sĩ không còn gì lạ lẫm nhưng sau này khi trong một cuộc phỏng vấn Chu Lâm trả lời: “Trong lòng tôi chỉ có một mình ngự đệ (cách Tây Lương Nữ Vương gọi Đường Tăng)” lại thêm việc Chu Lâm kín tiếng trong tình cảm càng khiến cho báo giới được phen thêu dệt nhiều hơn về chuyện tình này. 

Mãi đến gần đây, khi Chu Lâm chính thức lên tiếng phủ nhận: “Phim là phim, không thể là đời thật”, đồng thời có nhiều nguồn thông tin cho biết Chu Lâm đã kết hôn thì người ta mới thôi đồn thổi cho câu chuyện tình này. 

Tommy (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hậu trường sao Hoa ngữ