Những tập tục cưới hỏi kỳ lạ này đã tạo nên những nét vô cùng đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam.
Vỗ mông chọn vợ của người Mông
Đối với người Mông ở Hà Giang thì chợ phiên, nhất là chợ phiên cuối năm và đầu năm là dịp tốt nhất để trai gái tìm hiểu, hẹn hò nhau. Ngoài tập tục chặn đường cướp cô dâu nổi tiếng, ở đây còn có tập tục vỗ mông để chọn bạn đời.
Cướp dâu, vỗ mông chọn bạn tình là một trong những tục lệ độc đáo của người dân tộc Mông.
Sau những chén rượu ngô thơm nồng chúc tụng, cô gái ưng thuận chàng trai nào sẽ trao ánh mắt tình tứ rồi bỏ chạy, vừa chạy vừa ngoái cổ lại nhìn chàng trai.
Chàng trai vừa đuổi theo vừa đưa tay vỗ mông cô gái trước sự chứng kiến của nhiều người. Nếu ưng cái bụng thì cô gái vỗ đáp lại. Hai người vừa đi vừa vỗ đến khi đủ 9 cặp thì thôi, sau đó họ tìm chỗ ngồi tâm sự riêng.
Người Mông quan niệm mỗi bên phải vỗ mông đủ 9 lần thì lời tỏ tình mới được công nhận.
Thực ra, không phải vô tình mà trai gái Mông tìm được nhau và thực hiện tục lệ trên. Những người tham gia tục lệ này thường có sự tìm hiểu từ trước và ưng thuận nhau. Vỗ mông chỉ là cái cớ để hai người gặp lại, chàng trai có dịp thể hiện tình cảm lẫn bản lĩnh của mình trước mặt cô gái và những người xung quanh.
Cuối cùng, chàng trai tìm người mai mối đến nhà cô gái, đám cưới được tổ chức và họ chính thức nên duyên vợ chồng.
Ở rể mới được cưới vợ dân tộc Thái
Với những chàng trai dân tộc Thái, để cưới được vợ, họ phải trải qua một quá trình thử thách rất dài. Khi ưng cô gái nào, chàng trai sẽ thưa với cha mẹ để lo chuyện hôn nhân. Sau đó, chàng trai ấy phải đến ở nhà gái ở rể.
Thời gian ở rể bao lâu là do sự thỏa thuận giữa gia đình nhà trai và nhà gái. Có người ở rể vài năm, có người ở rể cả đời.
Thời gian ở rể có thẻ là vài tháng tới vài năm, có khi là cả đời.
Thời gian ở rể chính là thời gian thử thách, cũng là để chàng trai cảm ơn công sinh thành, nuôi dưỡng của gia đình nhà gái. Lúc này, chàng trai đóng vai trò như thành viên gia đình, là một lao động chính của nhà gái.
Sau lễ cưới chính thức, chàng trai mới được đưa vợ về nhà mình ở
Sau một thời gian ở rể, hai bên gia đình, họ hàng nhà trai và nhà gái thường làm lễ chung chăn, lúc ấy chàng trai và cô gái mới được ngủ chung. Hết thời gian ở rể, lễ thành hôn chính thức được tiến hành, chàng trai sau đó mới được đưa cô dâu về ở nhà mình.
Nhà trai người Ma Coong phải thức trắng đêm ở nhà gái mới được rước dâu
Theo tục lệ của người Ma Coong, khi tổ chức cưới hỏi, nhà trai đến nhà gái thì chỉ được phép ngồi góc bên trái, ở một khoảng hẹp ngay gần cửa chính.
Buổi tối, nhà trai được họ nhà gái cấp cho một cái chăn, hai cái gối và một chiếc chiếu mới. Tối đó, nhà trai phải ngồi nói chuyện với bên nhà gái cho đến sáng. Nhà gái tùy điều kiện mà thiết đãi rượu cần cho nhà trai, thường thì 5-7 hũ, nhiều thì 10-12 hũ. Hai gia đình uống rượu, ăn cỗ từ đêm cho tới sáng mới thôi, sau đó, hai bên thống nhất giờ đưa cô dâu về nhà chồng.
Nhà trai phải đến nhà gái ngồi uống rượu suốt đêm tới sáng.
Dân làng người Ma Coong thường nói đùa: "ở đây muốn cưới hỏi, muốn lấy được con gái nhà người ta, cả họ nhà trai phải thức trắng đêm "chịu nhục". Nhà gái mời rượu mình phải uống, nhà gái muốn nhà trai say thì phải uống cho say. Nhà trai phải ngồi tiếp chuyện nhà gái từ tối cho tới sáng. Khi nào họ chưa hài lòng thì mình chưa được đưa cô dâu về, nên nhà trai phải cố gắng chờ.
Không làm cho nhà gái hài lòng, nhà trai không được rước dâu.
Tục “kéo vợ” của người Dao đỏ
Trời Tây Bắc vào xuân, giữa lưng chừng những vách đá còn mờ sương sớm, các chàng trai, cô gái người Dao đỏ dường như đã hẹn hò từ trước, họ ngồi bên nhau, nhìn nhau và trao nhau những lời nói yêu thương tình tứ. Khi trời ngả bóng về chiều, dường đã hiểu nhau hơn, chàng trai cùng với bè bạn của mình bắt đầu “kéo” người mình yêu về làm vợ.
Cô gái Dao đỏ thẹn thùng “chống đối” khi bị chàng trai “kéo vợ”.
Phong tục “kéo vợ” của người Dao đỏ xuất phát từ tính nhân văn của người dân tộc này, không muốn thách cưới trở thành rào cản hạnh phúc cho những chàng trai nghèo.
“Kéo vợ” là truyền thống mang tính nhân văn cao cả của người Dao đỏ.
Sau khi bị “kéo” về nhà chàng trai, cô gái được giữ ở lại trong nhà 3 ngày, được cha mẹ chàng trai xem như con cái trong nhà. Hết thời hạn 3 ngày, chàng trai chỉ việc sang nhà gái thông báo họ đã thành vợ chồng. Cho đến khi con đàn, cháu đống, của cải dư thừa họ mới tổ chức đám cưới. Chính vì thế, có những đôi đến 70 tuổi mới làm đám cưới.
Sau ba ngày “kéo vợ”, chàng trai đến nhà cô gái xin tổ chức đám cưới nếu có đủ điều kiện.