"Khóc thét" với 4 đặc sản miền Tây nhưng vẫn được người dân săn lùng

Ngày 26/07/2019 14:48 PM (GMT+7)

Nhìn thì thấy sợ "khiếp vía" nhưng đây lại là những đặc sản vô cùng được lòng du khách khi ghé thăm miền Tây.

1. Thịt chuột đồng

Tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, chuột đồng thường sống trong những cánh đồng, ruộng lúa, xuất hiện quanh năm. Bờ ruộng là nơi chuột tập trung đào hang để trú ẩn, sinh sôi và phát triển. Đặc biệt, vào mùa lúa chín cuối năm, chuột có nguồn thức ăn dồi dào sẽ rất đông vào béo. Lúc đó, chuột béo ú, lông bóng mượt, thịt rất thơm ngon vì nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là lúa và các loại như: ốc, mầm cây non…

Vừa ngon lại vừa rẻ nên thịt chuột trở thành một món đặc sản dân dã nổi tiếng của miền Tây. Thịt chuột có giá dao động từ 15 – 20 nghìn đồng/con. Từ thịt chuột đồng, người dân miền Tây có thể chế biến thành đa dạng món khác nhau mà đều thơm ngon như thịt chuột nướng rơm, chuột quay lu, áp chảo, xào sả ớt, khía nước dừa, rô ti, chiên nước mắm…

amp;#34;Khóc thétamp;#34; với 4 đặc sản miền Tây nhưng vẫn được người dân săn lùng - 1

Trong đó, người miền Tây chuộng nhất món thịt chuột khía nước dừa. Chuột được sơ chế bằng cách dội qua nước sôi, lột da, rửa sạch, cắt bỏ tứ chi. Sau đó, chuột sẽ được bỏ lòng, chỉ để lại phần gan và phần ruột già, tránh làm vỡ vì sẽ khiến thịt chuột bị hôi và mất ngon.

Tiếp theo là ướp thịt, sau đó cho lên chảo nóng và tiếp tục cho nước dừa vào. Thịt chuột khía nước dừa được ăn với lá sộp, lá xoài, chuối chát,… và chén nước mắm chua cay tạo nên hương vị vô cùng hấp dẫn.

amp;#34;Khóc thétamp;#34; với 4 đặc sản miền Tây nhưng vẫn được người dân săn lùng - 2

2. Rắn mối

Là loài bò sát có hình dáng giống kỳ nhông nhưng mập hơn và có lớp vảy bóng, rắn mối sống quanh vườn nhà và ăn các con mối. Rắn mối có nhiều nhất ở miền Tây và xuất hiện quanh năm. Người dân nơi đây bắt rắn mối bằng cách kiếm vài con tép trấu móc vào lưỡi câu và đặc dọc hè nhà. Chỉ cần thấy con mồi ngoe nguẩy thì chắc rằng con rắn mối sẽ bị dính câu.

amp;#34;Khóc thétamp;#34; với 4 đặc sản miền Tây nhưng vẫn được người dân săn lùng - 3

Rắn mối được sơ chế bằng cách làm sạch rồi nhúng vào nước sôi và cạo sạch vảy. Chặt bỏ hết phần đầu, chân và bỏ ruột, tuyệt nhiên không được bỏ đuôi vì đây là phần ngon và bổ nhất. Sau đó, rắn mối được chiên giòn nguyên con và ăn với mắm ớt.

Nhìn những con rắn mối chình ình trên đĩa nguyên con bạn sẽ cảm thấy e ngại vì dáng hình lạ lẫm, tuy nhiên khi đã ngấm qua vị thơm, thịt của nó sẽ khiến bạn muốn thưởng thức thêm lần thứ hai. Ngoài chiên rắn mối còn nhiều cách chế biến khác như xào sả ớt hay nướng mọi.

3. Đuông dừa

Đối với nhiều người nhát gan, những con đuông dừa to bằng ngón tay ngoe nguẩy đủ làm cho khiếp vía. Nhưng với người miền Tây thì đây là một đặc sản tuyệt vời được thiên nhiên ban tặng. Đuông dừa có nhiều nhất ở Bến Tre, nơi có các cánh rừng dừa bạt ngàn. Tuy là loại vật có hại, vì cây dừa nào bị chúng đục khoét thân đều bị chết, nhưng đuông dừa là nguồn nguyên liệu để chế biến nên nhiều món ăn thơm béo, ngon miệng.

Bọ rầy bắt đầu đục khoét vào ngọn dừa để đẻ trứng vào mùa mưa hằng năm. Khi trứng nở thành ấu trùng, chúng bắt đầu ăn hủ dừa. Khi những cây dừa héo úa cũng là lúc đám đuông dừa đã to béo. Khi đó, người dân chỉ cần đốn hạ cây dừa là có thể bắt đuông để chế biến thành những món ăn.

amp;#34;Khóc thétamp;#34; với 4 đặc sản miền Tây nhưng vẫn được người dân săn lùng - 4

Dễ chế biến và được nhiều người ưa thích nhất là món đuông dừa sống ăn kèm nước mắm ớt. Những con đuông còn sống được thả vào bát rượu trắng để chúng bị ngộp mà thải ra các chất bẩn. Sau đó đuông được rửa sạch rồi cho vào chén nước mắm ớt cay, những con đuông béo tròn cứ ngọ nguậy thật hấp dẫn. Gắp một con cho vào miệng cắn phập một cái để cảm nhận vị béo bùi không khác gì lòng đỏ trứng gà của đuông đang tan dần trong miệng rất ngon.

amp;#34;Khóc thétamp;#34; với 4 đặc sản miền Tây nhưng vẫn được người dân săn lùng - 5

Bên cạnh đó, đuông dừa còn được chế biến khá nhiều món như: đuông dừa chiên bơ thơm nức, béo ngậy khi ăn rồi vẫn còn thèm. Món đuông dừa nướng ăn kèm với các loại rau sống xà lách, càng cua, húng quế... Khi ăn, chỉ cần cuốn đuông đã nướng với các loại rau, chấm vào chén mắm me chua rồi thưởng thức. Vị chua của me, hương thơm nồng của các loại rau hòa với vị béo bùi đặc trưng của đuông khiến người ăn thích mê khi thưởng thức.

4. Thằn lằn, tắc kè

Ở miền Tây đặc biệt thích các loại động vật phơi khô. Trong đó có thằn lằn, tắc kè,... Thằn lằn sống trong nhà được người dân bắt đem xẻ thịt phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó xào với các gia vị trở thành món ăn đặc sản ở miền Tây. Món ăn này xuất hiện phổ biến trên các bàn nhậu, rất thơm ngon khi uống cùng bia. Trung bình mỗi con thằn lằn khô được bán với giá 50.000 - 60.000 đồng.

amp;#34;Khóc thétamp;#34; với 4 đặc sản miền Tây nhưng vẫn được người dân săn lùng - 6

amp;#34;Khóc thétamp;#34; với 4 đặc sản miền Tây nhưng vẫn được người dân săn lùng - 7

Gần đây tắc kè trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người, vì loài này được cho là giúp tăng cường sinh lực và bồi bổ cho sức khỏe. Đặc biệt trong dịp cận Tết, các dân nhậu cũng tìm mua, đa phần mua về dùng để ngâm rượu uống. Bình quân 3kg khô tắc kè cho ra 1kg khô, giá bán tính con từ 50.000 đến 60.000 đồng/kg.

Quán ăn ngon nhất định phải thử khi lang thang Sài Gòn
Bạn không nên bỏ qua quán Phở Lệ nổi tiếng, súp cua trứng bác thảo hay bánh mì Hòa Mã ở trung tâm thành phố khi đến Sài Gòn.

Du lịch Sài Gòn

H.M (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Miền Tây