Lạc trong phiên chợ tình lâu đời nhất Hà Giang, tồn tại hơn 100 năm, đến gặp người yêu cũ tâm sự thoải mái

H.M - Ngày 31/10/2024 09:30 AM (GMT+7)

Không phải là nơi giao thương hay buôn bán các mặt hàng nông sản và nhu yếu phẩm như các phiên chợ chúng ta thường đi, chợ tình Khâu Vai - phiên chợ đặc sắc nhất Hà Giang, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, mỗi năm chỉ họp duy nhất một ngày. 

“Người ơi xuống núi cùng em, hãy mang theo ngựa và đi một mình, em đây tuy chẳng còn xinh, có ô che nắng chợ tình phong lưu”.

Không phải là nơi giao thương hay buôn bán các mặt hàng nông sản và nhu yếu phẩm như các phiên chợ chúng ta thường đi, chợ tình Khâu Vai - phiên chợ đặc sắc nhất Hà Giang, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, mỗi năm chỉ họp duy nhất một ngày. 

Nguồn gốc ra đời của Phiên chợ, truyền thuyết về Miếu Ông - Miếu Bà

Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai (hay còn được gọi là chợ tình Khâu Vai) được hình thành từ năm 1919, là một truyền thuyết mang tính huyền thoại về chuyện tình của nàng Út, người dân tộc Giáy và chàng Ba, người dân tộc Nùng. Họ yêu nhau say đắm nhưng do không cùng dân tộc, không cùng tổ tiên hay phong tục tập quán. Bởi vậy mối tình của 2 người bị ngăn cấm. Đau lòng trước sự chia ly, họ hẹn nhau sẽ gặp lại vào ngày 27 tháng 3 hàng năm để tâm sự và ôn lại kỷ niệm. Đến khi già, ngày cuối đời họ lại đến đây, ôm chặt lấy nhau, cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Ngày họ ra đi cũng là 27/3. Dân làng thương tiếc về mối lương duyên trắc trở này nên đã dựng lên 2 miếu thờ Ông, thờ Bà và lấy ngày này làm ngày họp chợ cho các đôi trai gái lỡ duyên. 

Lạc trong phiên chợ tình lâu đời nhất Hà Giang, tồn tại hơn 100 năm, đến gặp người yêu cũ tâm sự thoải mái - 1

“Đợi anh hết mùa lạnh

Đợi anh qua mùa đào

Vượt đỉnh Mã Pí Lèng

Ta tìm về chợ tình Khâu Vai”

Được vinh dự công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trở thành thỏi nam châm thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người khi đến với nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc. Nằm trên một quả đồi thuộc địa phận bản Khâu Vai, xã Khâu Vai, thị trấn Mèo Vạc Hà Giang, Chợ tình Khâu Vai là một trong những phiên chợ lâu đời nhất tại địa phương với hơn 100 năm hình thành và phát triển. 

Theo thông lệ, cứ vào ngày 27 tháng Ba Âm lịch hằng này là mọi người lại cùng nhau họp Chợ tình Khâu Vai. Truyền thống này đã tồn tại hơn 100 năm nay kể từ những ngày đầu chợ được tổ chức, đó là vào năm 1919. Vốn trước kia, chợ tình Khâu Vai chỉ được họp đúng duy nhất một ngày 27 tháng Ba âm lịch mà thôi. Thế nhưng ngày nay, vốn hướng đến việc quảng bá văn hóa địa phương nên chợ tình Khâu Vai đã được kéo dài thêm 2 ngày, tức là tổ chức trong vòng 3 ngày, thích hợp cho những du khách ghé đến tham quan, trải nghiệm trong hành trình khám phá miền núi sơn cước Bắc Giang.

Không biết phiên chợ Khâu Vai đã bao nhiêu tuổi để những mối tình thức ngủ với thời gian.

Không biết phiên chợ Khâu Vai đã bao nhiêu tuổi để những mối tình thức ngủ với thời gian.

Lấy cảm hứng từ mối tình trong truyền thuyết ấy, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ đã viết một bài thơ có tên “Góc nhỏ Khâu Vai” rồi dần phát triển thành kịch bản sân khấu, rồi giờ đây là tiểu thuyết “Chuyện tình Khâu Vai”. Bạn có thể tìm đọc để biết được thêm những chi tiết thú vị có trong phiên chợ này nhé.

Chợ tình Khâu Vai – Nơi chồng gặp bạn cũ, vợ gặp người xưa ôn lại những kỉ niệm xưa nhưng chẳng ai ghen tuông, dỗi hờn

Theo thông lệ, dần dà Chợ tình Khâu Vai trở thành nơi người ta tìm đến nhau sau một năm, cũng có thể là nhiều năm, xa cách. Từ trước năm 1991, những người đến chợ chủ yếu là người gặp trắc trở về tình duyên, chẳng có cách nào đến được với nhau. Giờ đây, khi mỗi người đều có duyên phận của riêng mình thì cứ đúng vào ngày diễn ra Phiên chợ tình này, họ lại đến đây để tâm sự, kể nhau nghe về cuộc sống riêng của mỗi người. Đây cũng là dịp để họ được gợi nhớ, ôn lại những kỉ niệm đẹp đã từng xuất hiện trong cuộc sống của họ. Đến đây, họ sẽ ngồi lại kể bao câu chuyện về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, thủ thỉ cùng nhau dưới sự chứng kiến của đá núi.

Diễn ra mỗi năm 1 lần, phiên chợ này luôn thu hút người dân cũng như du khách.

Diễn ra mỗi năm 1 lần, phiên chợ này luôn thu hút người dân cũng như du khách.

Một điểm đặc biệt nơi chợ tình Khâu Vai chính là có nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ nhưng khi đến nơi, cả hai đều rẽ sang hai hướng. Vợ thì gặp người xưa, chồng thì gặp người cũ ôn chuyện. Ấy vậy mà chẳng hề có cảnh ghen tuông, trách móc gì cả. Đối phương đều dành cho nhau và cả người cũ sự tôn trọng nữa. Bởi theo họ, đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của bạn đời. Tuy nhiên, mọi thứ chỉ được diễn ra trong vỏn vẹn ngày chợ mà thôi, sau hôm ấy, "cửa lòng" phải khép lại, chẳng được quyền nhớ nhung, luyến tiếc gì cả.

Nếu như trước kia, người đến chợ chỉ gói gọn là người dân tộc sống quanh huyện Mèo Vạc thì từ năm 1992 trở đi, người dân xung quanh đã đến Khâu Vai nhiều hơn, thậm chí là người dân Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang cũng đến nữa. Người đến chủ yếu là những cặp tình nhân của dân tộc Tày, Nùng, Giấy từ các xã Nậm Ban, Tát Ngà, Niêm Sơn, Lũng Pù, Sơn Vĩ, Thượng Phùng hoặc các xã huyện Bảo Lạc, Cao Bằng...

Những hoạt động đặc sắc nơi Chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai được chia làm hai phần, gồm phần Lễ và phần Hội. Trong phần Lễ, người dân sẽ cùng nhau dâng lên miếu Ông, miếu Bà những lễ vật như nhắc nhớ về cội nguồn - những người đã khai đất khai hoang, xây dựng bản làng Khâu Vai. Già làng sẽ đảm nhận vai trò chủ lễ, dâng hương xin phép khai hội.

Trong phần Hội, người dân sẽ được tham gia các hoạt động đặc sắc, hấp dẫn n như hoạt động chọi chim họa mi, giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật cùng những trò chơi dân gian thú vị khác nữa. Trong phần này, từng tốp nam nữ từ năm đến bảy người sẽ tụ tập nhau cùng hát, say sưa và mê đắm. Người Giáy, Nùng hát Cọi, người Tày hát Sli lượn giao duyên với những ca khúc xoay quanh chủ đề nhớ nhung, yêu đương. 

Chợ tình Khâu Vai quả là một phiên chợ đặc biệt khi ở đó, dường như việc mua bán vốn chẳng quá quan trọng.

Chợ tình Khâu Vai quả là một phiên chợ đặc biệt khi ở đó, dường như việc mua bán vốn chẳng quá quan trọng.

Ở đó, họ trao nhau tình cảm, gửi nhau những lời chúc phúc chân thành, đồng thời là dịp những đôi nam thanh nữ tú có cơ hội gặp gỡ, làm quen. Biết đâu khi đi lẻ bóng, khi về có đôi cũng chẳng đoán trước được. Nếu bạn có dự định ghé thăm đến vùng đất Đông Bắc Hà Giang, nếu có cơ hội nhất định phải một lần ghé đến phiên chợ đặc biệt này bạn nhé.

Lễ hội được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đầy tính nhân văn, truyền thuyết về tình yêu đôi lứa có sức hấp dẫn lôi cuốn và làm lay động lòng người, tạo ra sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống hiện đại ngày nay, góp phần xây dựng và phát triển những chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa. 

Giữa lòng Thủ đô có phiên chợ chỉ họp vài ngày 1 tháng, đàn ông tụ tập đông đúc chỉ... ngắm chứ không mua
Là một trong những chợ chim lớn và sầm uất nhất thủ đô, chợ chim Hoàng Hoa Thám từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc, một nét chấm phá độc đáo...

Du lịch Hà Nội

Theo H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Hà Giang