Hiện cá lau kiếng được rao bán ở hầu hết các chợ tại vùng sông nước với giá khá rẻ, 50.000 – 60.000 đồng/kg.
Cá lau kiếng (hay còn có tên gọi khác là cá tỳ bà, cá dọn bể,...) có màu nâu sẫm, da thô cứng, sần sùi, thân dẹt và phẳng, vây lưng cao, dựng đứng, sống ở nước ngọt. Chúng được nuôi với mục đích dọn sạch thức ăn dư, rêu xanh, tảo, rong…. ở các bể nuôi cá. Song trong tự nhiên, chúng lại là mối đe dọa đối với những người hành nghề đánh bắt thủy sản vì chúng chén sạch một lượng cá tôm không nhỏ.
Vì thế việc đưa cá dọn bể trở thành một món ăn dường như rất khó bởi thực tế rất hiếm người dám ăn chúng. Vậy mà giờ đây chúng đã trở thành đặc sản yêu thích của mọi người, nhất là ở miền Tây.
“Cá lau kiếng – từ một loài sinh vật có nhiệm vụ dọn bể kính, với hình dạng xấu xí nhưng giờ đây đã trở thành món ăn yêu thích của người miền Tây quê mình. Mình thấy mẹ nói rằng xưa ít ai dám ăn vì khó để có được một con to, vẻ bề ngoài xấu xí…
Cá lau kiếng (hay còn có tên gọi khác là cá tỳ bà, cá dọn bể,...) có màu nâu sẫm, da thô cứng, sần sùi, thân dẹt và phẳng, vây lưng cao, dựng đứng, sống ở nước ngọt.
Nhưng khi được sinh sôi ở sông ngòi, chúng phát triển vượt bậc: con bự có thể hơn một cân. Và khi đánh bắt, người ta đã đem về ăn thử thì thấy thịt thơm ngon… Dần dần người này truyền cho người kia về độ ngon của thịt cá nên đã trở thành đặc sản nổi tiếng. Giờ mình thấy khách du lịch đến đây cũng muốn thưởng thức các món ăn từ cá dọn bể”, bạn Yến Nhi (25 tuổi, quê Cà Mau) cho biết.
Hiện cá lau kiếng được rao bán ở hầu hết các chợ tại vùng sông nước với giá khá rẻ, 50.000 – 60.000 đồng/kg. Khách du lịch có thể thoả sức thưởng thức mà không lo… tốn tiền.
Từ cá lau kiếng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như:
Lẩu cá măng chua
Món lẩu cá măng chua này đòi hỏi cá lau kiếng phải được thái lát mỏng, ăn kèm với bún tươi và rau sống nhúng chung nước lẩu. Đầu tiên, người ta loại bỏ phần ruột, da cứng và lớp da đầu của cá, sau đó làm sạch lại bằng nước sôi. Sả đập dập kèm đậu phộng sống cho vào nước, đun tới khi nước sôi thì bỏ cá vào và nêm nếm gia vị vừa ăn, bỏ vào nước lẩu một ít măng chua. Cuối cùng, họ thưởng thức những lát cá kẹp chung với rau cải, rau diếp cá hay rau thơm,... chấm với mắm ớt sả mặn mặn cay cay. Thịt cá không quá dai, ngọt thanh hòa với vị chua ngọt của nước lẩu cho ta cảm giác khó quên.
Cá lau kiếng nướng
Muốn món này hoàn hảo nhất, đầu bếp nên giữ nguyên phần da cá và thêm một ít sả vào bụng cá. Bởi vì khi nướng trên bếp than, lớp da này sẽ giúp phần thịt cá không bị cháy mà vẫn đảm bảo cá chín đều, còn hương sả sẽ giúp khử bớt độ tanh của cá tăng thêm hương vị hấp dẫn. Sau đó, bạn bóc đi lớp da cháy xém sẽ để lộ ra phần thịt cá. Lúc này, bạn ăn kèm cá với muối ớt cay trộn lá mắc mật xay nhuyễn, thêm vài xị rượu đảm bảo không thể rời đũa bởi vị cay của rượu và ngọt thịt của cá tan trong miệng.
Cá lau kiếng hấp sả
Để làm được món này, bước đầu tiên ta cần làm sạch ruột cá và cắt bỏ đuôi, vây rồi xẻ đôi con cá, tách lấy phần thịt cá từ đầu xuống đuôi. Sau đó, ướp phần thịt vừa sơ chế trên với các gia vị, dầu hào rồi đem ủ trong lá mắc mật và hành lá thái sợi. Tiếp theo, đặt phần thịt cá vừa nãy lên trên 1 lớp sả lót ở đáy nồi. Cho thêm 1/2 chén nước vào để hấp với lửa liu riu đảm bảo các hương liệu thấm dần vào thịt cá. Món này nên ăn với muối ớt hoặc là mắm gừng ăn kèm bún, rau.
Khô cá lau kiếng
Chỉ cần sơ chế cá sạch sẽ, loại bỏ lớp da và ruột cá đi. Sau đó, lấy cá đi tẩm ướp muối, bột ngọt, ớt, đường,....tùy thích rồi đem đi phơi nắng trong khoảng 1 ngày là có thể ăn được. Bạn không cần phơi quá lâu đâu vì theo quan niệm của người miền Tây nếu phơi lâu sẽ làm thịt cá bị khô, cứng ngắc, ăn không ngon ngọt. Đặc biệt, loại cá này chỉ có duy nhất xương sống nên rất dễ ăn bạn không cần sợ mắc xương.