Việc thu mua trái cò ke khó khăn với các loại quả rừng khác, vì thế chị Lan Hoàng phải mất 4-5 ngày mới có thể trả hàng cho khách.
Trái cò ke còn có tên gọi khác là bung lai, gie la, chua ke, don dai, mé, bố trà diệp,... thuộc họ đay. Nó là quả của cây cò ke - loại cây thân gỗ hoặc cây nhỡ, có độ cao dưới 600m, nhánh cây hầu hết mọc đứng; lá hình giáo ngược tròn không đến gốc, có thể nhọn một cách đột ngột cũng có thể cụt nhưng cũng có thể bị lõm sâu xuống để tạo thành 2 thùy, trong đó thùy xoan là tù có răng, có góc khi gần về đến đỉnh. Lá cây cò ke dài khoảng 15cm, rộng khoảng 6cm. Bề mặt phía trên lá có lông hình sao ngắn, chúng mềm và gần như bị phớt một lớp đen ở mặt dưới. Cuống lá to và dài khoảng 6-10 cm, trên bề mặt lá có 3 gân guốc,...; hoa nở thành chùy và có hình tháp, chúng có thể dài tới 15cm, cuống hoa rất ngắn....
Trái cò ke hình tròn, chiều dài khoảng 8 – 10mm, hơi nạc, có thớ, hơi có lông. Bên trong quả có hạt nằm đơn độc.
Trái cò ke hình tròn, chiều dài khoảng 8 – 10mm, hơi nạc...
Loại quả này có nguồn gốc ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cò ke hầu như chỉ phân bố ở các tỉnh phía Nam, trong các khu rừng thứ sinh hoặc ven đường...
Chị Lan Hoàng (25 tuổi, Bến Tre) – tiểu thương buôn bán trái cây rừng miền Tây cho biết: “Trái cò ke chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út. Khi chín vỏ chuyển sang màu vàng, ăn và nhấm lâu trong miệng sẽ cảm nhận được vị ngọt rất đặc trưng. Xưa loại quả này chín rụng đầy mà chẳng có ai ăn, chỉ một số người đi rừng hái ăn để giải khát hoặc đem về cho tụi trẻ nhỏ trong xóm.
Sau này, người ta không hái về ăn nữa vì có nhiều loại trái cây ngon bổ rẻ. Song gần đây tôi thấy dân thành thị lùng mua nó”.
Ban đầu, chị Lan Hoàng khá ngỡ ngàng vì người thành phố biết đến loại quả này. Chị hỏi ra mới biết họ đọc được một bài viết trên mạng xã hội giới thiệu trái cò ke. Vì thế họ đã đồ dồn đi tìm mua nhưng không có nơi nào bán.
“Một người bạn nhắn hỏi mình có bán trái cò ke không? Mình bảo không vì quả đó giờ hiếm người hái về. Sau đó họ nhờ mình mua giúp để ăn thử xem sao. Mình liền nhờ ba mẹ ở quê vào rừng hái vài cân gửi lên Sài Gòn. Bạn mình ăn thử mà mê mệt, giới thiệu cho bạn bè rồi mình buôn luôn cò ke”, chị Lan Hoàng vui vẻ khoe.
Khi chín vỏ chuyển sang màu vàng, ăn và nhấm lâu trong miệng sẽ cảm nhận được vị ngọt rất đặc trưng.
Việc thu mua trái cò ke khó khăn với các loại quả rừng khác, vì thế chị Lan Hoàng phải mất 4-5 ngày mới có thể trả hàng cho khách. Tuy nhiên khách hàng của chị vẫn vui vẻ chờ đợi bởi ai cũng muốn ăn thử một lần xem sao. “Họ thích nên chấp nhận đợi và mua với giá cao. Mình bán với giá 150.000 – 200.000 đồng/kg vì giá mua buôn đã khá cao rồi tính phí vận chuyển, thuê người chở nữa”, tiểu thương 25 tuổi nói.
Không chỉ là quả ăn bình thường, trái cò ke còn có tác dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Theo đó trong Đông y, loại quả này được dùng để chữa nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa.