Trái trâm bầu "bỗng dưng" trở thành đặc sản với giá 50.000 đồng/kg

K.T - Ngày 12/08/2021 17:58 PM (GMT+7)

Trước kia, trái trâm bầu được coi là thức quả ăn vặt của trẻ em miền Tây.

Cây trâm bầu (hay còn gọi là mận đen, mận Java, dâu đen Ấn Độ) là dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao từ 2-12m. Thân có nhiều gánh ngắn, khi rụng lá trông như gai; cành non có 4 cạnh, lá mọc dối, hình trứng dài, chóp tù hay nhọn; hai mặt lá đều có lông, mặt dưới nhiều hơn. Cụm hoa gồm một hoa mọc ở kẽ lá, nhiều hoa nhỏ ở đầu cành, màu vàng nhạt. Quả dài từ 18-20mm, rộng 7-8mm, có 4 cành mỏng chứa một hạt hình thoi…

Cây trâm bầu (hay còn gọi là mận đen, mận Java, dâu đen Ấn Độ) là dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao từ 2-12m.

Cây trâm bầu (hay còn gọi là mận đen, mận Java, dâu đen Ấn Độ) là dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao từ 2-12m.

Tại Việt Nam, loài cây này phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: từ Quảng Nam, Tây Nguyên đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Trái của chúng thường được thu hoạch vào mùa nước nổi.

Trước kia, trái trâm bầu được coi là thức quả ăn vặt của trẻ em miền Tây. Chị Yến Nhi (27 tuổi, Bến Tre) cho biết: “Trái trâm chưa chín ăn vào có vị chát, chín thì ngọt và ăn trong lưỡi của ai cũng tím ngắt. Chúng tôi thường hái trâm xanh chấm với muối ớt, ăn rất đã; còn trái chín thì cứ thể bỏ vào miệng tận hưởng. Tôi nhớ ngày đó vườn nhà ai cũng trĩu quả, rụng đầy gốc mà chẳng kịp thu hoạch. Giờ mọi thứ thay đổi, người ta ít trồng trâm bầu nữa, vì thế kiếm được chùm quả khó lắm. Thực sự loại quả này gắn liền với ký ức thời học sinh của biết bao người”.

“Trái trâm chưa chín ăn vào có vị chát, chín thì ngọt và ăn trong lưỡi của ai cũng tím ngắt.

“Trái trâm chưa chín ăn vào có vị chát, chín thì ngọt và ăn trong lưỡi của ai cũng tím ngắt".

Mặc dù hiếm nhưng một số nơi tại miền Tây vẫn còn trồng trâm bầu. Chị Thi - hiện sinh sống tại An Giang cho biết, gia đình chị trồng 10 cây trâm ven triền núi. Năm nào vào mua trâm, gia đình cũng tất bật hại để phục vụ khách du lịch. “Mỗi cây trâm có thể cho quả khoảng 40kg/vụ, quả càng to càng ngọt. Trâm thường được bán với giá 30.000-50.000 đồng/kg nhưng vẫn không đủ để bán. Du khách mua trâm có thể ăn với muối ớt hoặc ướp chung với đường, muối ớt rồi cho vào tủ lạnh để ăn cả tuần vẫn thấy ngon”, chị Thi nói.

Đến mùa thu hoạch, trái trâm có giá từ 30.000-50.000 đồng/kg.

Đến mùa thu hoạch, trái trâm có giá từ 30.000-50.000 đồng/kg.

Không chỉ là loại cây cho quả có thể ăn được, trâm bầu còn có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Theo đó, hạt trâm bầu có chứa nhiều tinh dầu (12%), tanin, axít axalic, canxi và các axít béo palmitic, linoleic. Vỏ lá chứa nhiều tanin, flavonoit, dầu béo, axít béo, oxalat calcium, axít oxalic tự do... Chất nhầy ở vỏ và cành non trâm bầu có tác dụng tẩy giun. Ngoài ra, nó còn có thể chữa đau bụng.

Người dân ở một số nơi còn hái lá trâm bầu phơi khô, phối hợp với lá nhân trần để làm trà nhuận gan. Nước sắc lá trâm bầu có tác dụng tăng tiết mật, giúp sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng, dân gian gọi là thuốc bổ đắng, giúp ăn ngon miệng và kích thích sự ăn ngon, gia tăng cảm giác thèm ăn.

Loại cây xưa mọc bờ rào, giờ thành đặc sản hiếm có không phải ai cũng có thể thưởng thức
Mặc dù là cây mọc dại nhưng dây bình bát lại được coi là đặc sản có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương