Bên cạnh đó, đối với người nông thôn vùng Đồng bằng Bắc bộ, lá cúc tần được coi là loại rau đặc sản không thể thiếu trong món ăn siêu phẩm mang hương vị vô cùng đặc biệt này.
Cây cúc tần có danh pháp là Pluchea indica, được các nhà khoa học xếp vào danh mục thuộc họ thực vật Cúc, còn có tên gọi khác là cây đài bi, phật phà và cây lức. Chúng là giống cây bụi mọc thành từng khóm cao tầm 1-2m. Cành cây nhỏ có lông mềm và ngắn. Lá màu xanh lục hơi xám, mép có hình các răng cưa, mọc so le nhau và gần như gắn trực tiếp vào cành. Hoa mọc thành từng khóm nhỏ ở đầu cành hoặc ngọn, đầu hoa phảng phất màu tím nhạt. Các bộ phận của cây đều có mùi thơm dễ chịu và có lông mỏng. Thường cây sẽ có thêm dây tơ hồng leo bám kí sinh.
Cây cúc tần.
Cây cúc tần vốn là loài cây hoang dã mọc ở Malaysia hay Ấn Độ. Tại Việt Nam, ở các làng quê Bắc bộ xưa kia, loại cây này hay có ở các bờ ao, chỗ ẩm ướt hoặc tường rào xung quanh nhà. Nhưng với sự phát triển của xã hội, người ta không còn sử dụng cây làm hàng rào nữa. Vì thế để bắt gặp cây rất là hiếm.
Vốn là cây mọc hoang dại, song lá - rễ - phần ngọn non của cúc tần lại được coi là vị thuốc. Bởi vậy, người ta thường thu hái chúng vào mùa hè hoặc mùa thu. Sau đó họ có thể chế biến tươi hoặc khô tùy mục đích sử dụng. Cúc tần khô chỉ cần phơi hoặc sấy khô đơn thuần là được.
Theo y học cổ truyền, cây cúc tần thơm, cay và hơi đắng, có tính ấm nóng. Do đó người ta dùng để giải độc, cải thiện tình trạng kém ăn, đánh tan phong hàn hay sát trùng đều tốt. Đồng thời nó cũng giúp tiêu hóa khỏe, chữa bí tiểu hiệu quả.
Cũng có người dùng nó để chữa các bệnh cảm mạo thông thường hay đau nhức xương khớp, các chấn thương nhẹ,… Ngoài ra còn có 1 vài công dụng khác như: hạt sốt hiệu quả, người bị gai đột sống có thể sử dụng để giảm đau đớn, giúp tinh thần thoải mái...
Bên cạnh đó, đối với người nông thôn vùng Đồng bằng Bắc bộ, lá cúc tần được coi là loại rau đặc sản không thể thiếu trong món cá kho cúc tần. Đây được coi là món ăn siêu phẩm mang hương vị vô cùng đặc biệt, không phải ai cũng biết.
Theo đó, để chế biến món ăn này, người quê sẽ sử dụng cá diếc đồng nhỏ nhỏ, vừa ăn đã làm sạch; lựa những ngọn cúc tần non, xanh mơn mởn. Sau đó, họ dải một lớp lá cúc tần xuống đáy xoong, tiếp đó cho cá diếc, tương bần hoặc gia vị mắm muối, bột ngọt và dải tiếp một lớp lá cúc tần lên trên.
Cá kho rau cúc tần.
Để món cá kho không bị cháy, người ta sẽ đổ một chút nước đun sôi vào xoong. Xong xuôi, họ để nồi cá liu diu trên bếp lửa, đến khi cạn nước và cá có mùi thơm là có thể thưởng thức được.
Cá kho lá cúc tần ăn cùng cơm nguội hoặc cơm nóng đều ngon. Chỉ cần thưởng thức một chút cá thêm vài cọng rau cúc tần là bạn đã thấy cả một bầu trời tuổi thơ ùa về. Cá không còn mùi tanh, thay vào đó là thơm ngào ngạt, còn lá cúc tần đăng đắng nhưng càng ăn càng thấy ngọt.