Chúng thường chỉ có theo mùa, số lượng không nhiều nên giá thành khá cao: xay tươi từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, xay rim giá 500.000 đồng/kg…
Quả xay rừng có tên khoa học là Velvet tamarind và có nguồn gốc từ Thái Lan và Malaysia. Sở dĩ gọi là trái xay nhung bởi ngoài lớp vỏ có một lớp lông tơ mịn như nhung phủ lên bên trên vỏ.
Quả mọc trên cây xay – cây thân gỗ cao từ 30m – 40m, hoa màu trắng. Chúng có hình bầu dục hơi dẹp, to khoảng 2cm, vỏ màu đen mịn khi ở trên cây. Khi được hái xuống, vỏ chuyển màu nâu hoặc vàng mơ, thịt quả vàng đậm, mềm xốp.
Xay nhung có hình bầu dục hơi dẹp, to khoảng 2cm, vỏ màu đen mịn khi ở trên cây.
Lớp vỏ bên ngoài của trái giòn, chỉ cần dùng tay ấn nhẹ là sẽ làm vỡ lớp vỏ để lộ ra lớp thịt bên trong. Thịt bên trong trái thường có màu vàng đậm, thịt xốp và mềm. Khi ăn vào miệng, cảm giác đầu tiên ta có thể nhận thấy là vị chua chua, nhưng để lâu hơn một chút ta sẽ thấy vị chua chua ấy tan biến mà đọng lại là vị ngọt thanh rất riêng biệt.
Mùa thu là mùa thu hoạch quả xay rừng. Loại quả này chín rộ nhất từ giữa tháng 7 và kéo dài đến đầu tháng 9.
Ở Việt Nam, quả xay rừng có nhiều ở Gia Lai và xuất hiện lác đác tại Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Thuận. Chúng thường chỉ có theo mùa, số lượng không nhiều nên giá thành khá cao: xay tươi từ 250.000 – 300.000 đồng/kg, xay rim giá 500.000 đồng/kg…
Từ xay rừng, người nông dân có thể chế biến thành những sản phẩm như xay rim đường, say trộn muối ớt… Xay rim đường có nghĩa là trái xay đem rim với nước đường, xong vớt ra bỏ vào hộp rồi cho một ít nước đường vào. Còn xay rim muối ớt thì đem trái xay rim với muối ớt cho khô rồi cho vào hộp.
Xay rim muối ớt thì đem trái xay rim với muối ớt cho khô rồi cho vào hộp.
Hiện nay nhiều người, đặc biệt là những bạn trẻ xem xay nhung là món ăn vặt khoái khẩu. Bởi vậy, dù chỉ là một món ăn dân dã nhưng xay nhung đã làm “say” lòng biết bao thực khách.
Không chỉ vậy, loại quả rừng này còn tốt cho sức khỏe. Cao cơm của quả xay có tác dụng nhuận tràng và tốt cho hệ tiêu hóa. Cao xay thường được chế biến bằng cách dùng cơm quả xay nghiền nát với nước, lọc lấy dịch và nấu cô đặc trên lửa nhỏ. Để đạt được tác dụng tối đa, nên dùng cao xay 2 – 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, xay nhung còn có thể chế biến thành rượu uống. Ở một số vùng Tây Nguyên, người ta thường bóc vỏ xay nhung và ngâm với rượu từ 25 – 30 độ. Rượu xay nhung ủ càng lâu càng tốt, và có tác dụng làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa, kích thích ăn ngon.