Loại quả xưa có đầy không ai ăn, giờ thành đặc sản được yêu thích đến lạ, 260.000/kg

K.T - Ngày 09/02/2022 19:08 PM (GMT+7)

Cứ vào mùa hè, chúng ta sẽ thấy các xe đẩy hàng rong ở các tuyến đường lớn tại Sài Gòn hoặc Kiên Giang... rao bán mây Thái và Indonesia. Nhiều người không biết đó là loại quả gì, tưởng có xuất xứ từ nước ngoài song thực tế lại được trồng rất nhiều ở Việt

Trái mây thuộc họ cau dừa, chi da rắn hay chi cật gai, là loại cây mọc ở dạng bụi và có nhiều gai. Quả mây thường mọc dưới gốc cây, có đặc điểm: phần da bên ngoài có màu nâu hoặc cam, có vảy trông giống như lớp da rắn nên nó mới được gọi là cây rắn, cây da rắn...

Nhìn bề ngoài quả mây không bắt mắt nhưng khi lột lớp vỏ ra thì phần thịt bên trong có màu trắng ngà hoặc ngả vàng trông rất mê. Loại quả này có nguồn gốc ở Thái Lan và được trồng nhiều ở khu vực Cam Ranh (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa Vũng Tàu), Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang)...

Trái mây gồm có 3 loại:

Mây Thái

Đây là loại mây xuất hiện phổ biến nhất, được trồng tại Thái Lan và Việt Nam. Chúng có hình dáng thon dài hoặc hơi tròn, mọc theo chùm và có gai, vỏ bên ngoài mỏng, phần thịt có 3 nhánh và màu vàng kem. Hương vị của chúng ngọt, thoang thoảng mùi mít, lá dứa...

Đây là loại mây xuất hiện phổ biến nhất, được trồng tại Thái Lan và Việt Nam.

Đây là loại mây xuất hiện phổ biến nhất, được trồng tại Thái Lan và Việt Nam.

Mây rắn Indonesia

Được trồng nhiều ở đảo Bali, Java... vỏ quả màu nâu đồng, mỏng và cứng giòn, có vân như da rắn và gai như xương rồng, mọc từng chùm nhỏ. Phần thịt có 3 múi, dày cơm, có màu trắng sữa và hạt màu nâu. Chúng có mùi xen lẫn của dứa, táo, sầu riêng và mít.

Được trồng nhiều ở đảo Bali, Java... vỏ quả màu nâu đồng, mỏng và cứng giòn, có vân như da rắn và gai như xương rồng, mọc từng chùm nhỏ.

Được trồng nhiều ở đảo Bali, Java... vỏ quả màu nâu đồng, mỏng và cứng giòn, có vân như da rắn và gai như xương rồng, mọc từng chùm nhỏ.

Mây rừng

Có bề ngoài gần giống trái vải còn xanh, mọc theo chùm và thường nở rộ từ tháng 5 đến tháng 10. Khi chín quả sẽ chuyển màu vàng, sau khi bóc lớp vỏ ngoài, hạt rất cứng, ruột mềm và có vị ngọt.

Thường được ứng dụng trong thủ công mỹ nghệ, chuỗi đeo như trang sức.

Thường được ứng dụng trong thủ công mỹ nghệ, chuỗi đeo như trang sức.

Chị Bùi Trang (35 tuổi, Kiên Giang) cho biết: “Hiện ở Việt Nam phổ biến cả 3 loại là mây Thái, mây Indonesi và mây rừng. Trong đó trái mây rừng thường được ứng dụng trong thủ công mỹ nghệ, chuỗi đeo như trang sức. Còn mây Thái, Indonesia thì được sử dụng như một loại trái cây.

Cứ vào mùa hè, chúng ta sẽ thấy các xe đẩy hàng rong ở các tuyến đường lớn tại Sài Gòn hoặc Kiên Giang... rao bán mây Thái và Indonesia. Nhiều người không biết đó là loại quả gì, tưởng có xuất xứ từ nước ngoài. Song thực tế nó lại được trồng rất nhiều ở Việt Nam”.

Cũng theo chị Trang Bùi, xưa trái mây được trồng rất nhiều ở quê của chị, thậm chí chẳng có ai hái về ăn. Vài năm gần đây, chị bất ngờ khi loại quả dại ấy được ưa chuộng đến lạ trên thị trường. “Hiện loại quả này phổ biến hơn xưa rất nhiều. Chúng ta có thể tìm mua chúng ở các chợ truyền thống, xe hàng rong trên tuyến đường Cộng Hòa, Phạm Văn Đồng, Thảo Điề, (TP.HCM) và các cửa hàng nông sản.

Nếu muốn thưởng thức quả mây đúng chuẩn, chị em nên mua vào tháng 4 đến tháng 6 - thời điểm mây chín nhiều. Chúng được rao bán với giá từ 70.000 – 80.000 đồng/kg mây Thái; 240.000 – 260.000 đồng/kg mây Indonesia”.

Không chỉ là loại quả ăn hàng ngày, mây còn có công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe như:  giúp cải thiện thị lực, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện trí nhớ, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu, giúp giảm cân, tăng cường sức khỏe tổng thể, tốt cho thai phụ và thai nhi, tốt cho làn da. Vì thế chị em nội trợ nên mua loại quả này về cho cả gia đình thưởng thức.

Loại quả xưa có đầy không ai hái, giờ thành đặc sản được ưa chuộng đến lạ, 120.000/kg
Quả cám bên ngoài có lớp vỏ sần sùi, nhiều mủ, sau đó là một lớp "xốp xốp" y hệt cùi bưởi. Bóc xong phần cùi sẽ hiện ra phần vẩy y hệt vẩy cá, nhân...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương