Loại quả xưa có đầy không ai hái, giờ thành đặc sản được ưa chuộng đến lạ, 120.000/kg

K.T - Ngày 08/02/2022 19:00 PM (GMT+7)

Quả cám bên ngoài có lớp vỏ sần sùi, nhiều mủ, sau đó là một lớp “xốp xốp” y hệt cùi bưởi. Bóc xong phần cùi sẽ hiện ra phần vẩy y hệt vẩy cá, nhân trong của nó có hình thù như con cá.

Quả cám là quả mọc trên cây cám - loại cây thân leo có nguồn gốc ở Ấn Độ, Malaysia.... Phần bên trong có hình con cái, có lớp bảo vệ giống vảy cá. Vì thế một số nơi người ta gọi đây là trái cá.

Quả cám có 2 loại: cám dây và cám núi. Trong đó chỉ có cám dây mới có thể ăn được, còn cám núi thường cây của chúng thuộc dạng thân cây lấy gỗ.

Tại Việt Nam, quả cám thường mọc dại ở những nơi gần sông nước ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chị Trà Vũ (28 tuổi, Bến Tre) nói: “Ở quê mình có nhiều cây cám dây lắm. Loại cây này có đặc điểm: phần dây leo màu nâu, không lông; lá mỏng, dai, phiến lá hình bầu dục, thuôn dài, trong ở gốc, mũi nhọn, có lông ở bề trên, ửng vàng ở dưới, lá rộng 2-5cm, dài từ 5-10 cm; hoa vàng, đốm tía, hình bánh xe hoặc hình chuông, mọc ở nách lá.

Tại Việt Nam, quả cám thường mọc dại ở những nơi gần sông nước ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Tại Việt Nam, quả cám thường mọc dại ở những nơi gần sông nước ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Riêng trái cám bên ngoài có lớp vỏ sần sùi, nhiều mủ, sau đó là một lớp “xốp xốp” y hệt cùi bưởi. Bóc xong phần cùi sẽ hiện ra phần vẩy y hệt vẩy cá, nhân trong của nó có hình thù như con cá”.

Cũng theo chị Trà Vũ, muốn ăn quả cám, bạn cần loại bỏ phần vỏ xốp bên ngoài, sau đó bóc các lớp như vảy cá bọc quanh cùi bên trong. Nhân bên trong quả cám có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, khi ăn có vị ngọt giống sẵn hoặc giống bọng dừa.

“Mặc dù có thể ăn được song rất ít người miền Tây biết quả cám có thể ăn được. Còn chị em chúng tôi từ khi còn nhỏ đã được bố mẹ “hướng dẫn” ăn loại quả này. Đứa nào đứa nấy đều thích thú khi được thưởng thức hương vị đặc biệt, thơm mát của nó. Giờ ai cũng lên thành phố sinh sống muốn ăn để cảm nhận hương vị thời ấu thơ mà khó quá”, chị Trà Vũ nói.

Muốn ăn quả cám, bạn cần loại bỏ phần vỏ xốp bên ngoài, sau đó bóc các lớp như vảy cá bọc quanh cùi bên trong. Nhân bên trong quả cám có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, khi ăn có vị ngọt giống sẵn hoặc giống bọng dừa.

Muốn ăn quả cám, bạn cần loại bỏ phần vỏ xốp bên ngoài, sau đó bóc các lớp như vảy cá bọc quanh cùi bên trong. Nhân bên trong quả cám có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, khi ăn có vị ngọt giống sẵn hoặc giống bọng dừa.

Để được “ăn lại” quả cám, chị Trà Vũ phải nhờ người ở quê đi kiếm giúp rồi gửi lên thành phố hoặc tìm mua trên chợ mạng. Vì thế giá của chúng khá đắt đỏ, lên đến 100.000 – 120.000 đồng. “Đắt là vậy nhưng tôi sẵn sàng bỏ tiền ra để mua về ăn. Tôi cũng muốn bạn bè của mình thưởng tức quả dại quê hương nên đã tặng họ. Có người ăn một lần còn nhờ tôi mua giúp để ăn thêm lần nữa”, chị Trà Vũ cho hay.

Hiện không có nhiều nghiên cứu về các thành phần dược chất, tác dụng của trái cám đối với sức khỏe con người. Trên thế giới, người ta thường sử dụng dây cám, lá cám và hạt quả cám với nhiều mục đích khác nhau, cụ thể:

Tại Ấn Độ, Malaysia, họ sử dụng lá cây cám giã cũng với hạt lai, hạt trẩu rồi đắp vào các khớp xương để giảm đau, trị sốt do thấp khớp, trị bệnh sốt đỏ.

Tại Thái Lan, lá dây cám được nấu cùng với cà ri; còn quả cám thì người ta sử dụng làm mứt. Để làm mứt trái cám người ta chọn quả lúc còn xanh, bổ đôi ra, loại bỏ hạt, rửa sạch, phơi trong bóng râm 8 ngày rồi đun sôi với si rô.

Tại Ấn Độ, hạt trái cám được dùng để tiêu diệt các động vật hoang dại như lợn rừng, hổ rừng, trâu rừng, voi, bò tót..

Loại cây xưa có đầy không ai dùng, giờ muốn mua cũng khó bởi hiếm vô cùng, 150.000/kg
Được biết, hiện cây cứt lợn không còn nhiều. Vì thế ai muốn mua về chữa bệnh nên nhờ người quen ở vùng quê tìm giúp hoặc mua tại các nhà thuốc đông y...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương