Bạn có thắc mắc đâu là những nước cũng có phong tục ăn Tết Nguyên đán giống Việt Nam?
Tết Nguyên đán hay còn gọi là Tết âm lịch là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa người Việt. Đây là dịp gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng chào đón năm mới tốt đẹp sau một năm làm việc vất vả.
Vậy bạn có thắc mắc các nước khác có ăn Tết âm lịch giống như Việt Nam? Dưới đây là một số nước cũng có Tết âm lịch tương tự người Việt.
Hàn Quốc
Tết Nguyên Đán tại Hàn Quốc còn được gọi là ngày lễ Seollal (Eumnyeok Seollal - 음력 설날). Ngày lễ Seollal thường được tổ chức trong 3 ngày trước, trong và sau dịp Tết Âm lịch. Vào ngày lễ này, mọi người dân Hàn Quốc thường quây quần bên gia đình và tổ chức những nghi lễ cúng tổ tiên theo truyền thống. Người dân Hàn Quốc cũng thường mặc trang phục truyền thống Hanbok (한복) và cùng gia đình, bạn bè chơi một số trò chơi dân gian truyền thống.
Trung Quốc
Tết Nguyên Đán cũng là ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người dân đất nước Trung Hoa. Ngày Tết ở đây kéo dài từ ngày 08/12 – ngày 15/1 Âm lịch. Ngày Tết là dịp mà mọi người dân Trung Hoa xa xứ tìm về quê hương ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, họ làm những món ăn ngon để dâng lên Tổ tiên rồi cùng nhau quây quần ăn uống vui vẻ trong dịp năm mới. Tết Nguyên đán còn là dịp để người dân cầu nguyện vị thần linh cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Cũng giống như Việt Nam, trước ngày Tết mọi người sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí bằng những chiếc đèn lồng, câu đối đỏ tuyệt đẹp. Người Trung Quốc cũng rất thích đốt pháo hoa. Họ quan niệm những tiếc pháo đẹt đẹt sẽ giúp họ xua đuổi xui xẻo và đón một năm mới an lành.
Ngoài ra, họ cũng kiêng tắm, cắt tóc, quét nhà, vứt rác đến hết ngày mùng 5. Đặc biệt, ngày Tết tuyệt đối không sử dụng những vật sắc nhọn như dao, kéo, không tranh cãi và nói những lời không may mắn sẽ xui xẻo cả năm.
Món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Trung Quốc là bánh bao, sủi cảo, bánh trôi tàu, bánh tổ, bánh gạo… Những món ăn này tượng trưng cho may mắn và thành công trong năm mới.
Singapore
Singapore là quốc gia có cộng đồng người Hoa và Malaysia đông đúc, do vậy, Singapore cũng là một trong những nước ăn mừng Tết Nguyên Đán giống như Việt Nam. Vào dịp Tết Âm lịch, Singapore thường tổ chức 3 lễ hội lớn nhất từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch là lễ hội hoa đăng, lễ hội đường phố Chingay và lễ hội Singapore River Hongbao.
Những hoạt động nổi bật trong ngày tết Nguyên đán ở Singapore đó là: lễ hội Hoa đăng, lễ hội Singapore River Hongbao và lễ hội đường phố Chingay. Giống như Việt Nam, Tết cũng là dịp để người ta đi thăm gia đình, họ hàng, bạn bè, tụ tập, ăn uống và không quên lì xì cho nhau.
Mông Cổ
Tết Tsagaan Sar cũng là Tết Cổ truyền của người Mông Cổ đã có lịch sử hàng năm. Người Mông Cổ đón Tết với nhiều phong tục tập quán, văn hóa và món ăn đặc trưng của người dân du mục.
Trong dịp Tết Tssagaan Sar, họ thường đến thăm họ hàng, anh em, bạn bè để chúc tụng nhau những điều tốt lành. Đặc biệt, người Mông Cổ rất chú trọng nghi thức thanh tẩy, tức là việc “rửa sạch” cả thể xác, tâm hồn, tẩy sạch những tội lỗ để chào đón năm mới. Vì vậy, vào thời khắc trước đêm giao thừa, họ sẽ rửa sạch chén bát bằng sữa ngựa.
Ngoài ra, người Mông Cổ còn có thủ tục muruu gargakh – lễ xuất hành rất đặc biệt. Theo tục lệ, vào này đầu năm mới, những người nam giới Mông Cổ sẽ đem theo thực phẩm lên một ngọn núi và cầu nguyện. Sau đó, họ sẽ chọn một hướng đi cho riêng mình, theo tử vi là hướng hợp với họ để xuất hành. Nếu xuất hành đúng hướng thì cả năm sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi.
Triều Tiên
Tết Cổ truyền cũng là ngày Tết lớn được chờ đợi nhất của người Triều Tiên. Trước kia, người Triều Tiên đón Tết theo dịch dương nhưng từ năm 1989 lãnh đạo Kim Jong Il đã cho phục hồi truyền thống ăn tết theo lịch âm. Giống như Việt Nam, người Triều Tiên cũng có phong tục đón Tết cổ truyền với nhiều tập quán và phong tục truyền thống.
Dịp Tết là dịp mà người dân tỏ lòng biết ơn, kính trọng với tổ tiên, cha mẹ, ông bà và lãnh tụ. Tết cũng là lúc người con xa xứ trở về gia đình thân yêu để quây quần, xum vầy trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.
Đêm 30 Tết, các gia đình Triều Tiên bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, trang trí nhà cửa bằng câu đối, tranh Tết. Đặc biệt nhất là họ sẽ chuẩn bị một chiếc rổ lớn làm bằng rơm và treo trước nhà với mong muốn xua đuổi tà ma cũng như đem lại may mắn cho năm mới.
Món ăn truyền thống trong ngày Tết của người Triều Tiên là cơm thuốc. Món ăn được chế biến từ gạo nếp, mật ong, hạt dẻ, táo, hạt tùng, mõ và tương… Họ quan niệm nếu ăn loại cơm này vào đầu năm mới thì cả năm sẽ sung túc, hạnh phúc và ngọt ngào.
Bhutan
Tại Bhutan, Tết Nguyên đán được gọi là Tết Losar, đây là ngày lễ quan trọng nhất năm tại quốc gia này tính theo âm lịch. Tết Losar tại Bhutan được diễn ra trong vòng 15 ngày và ba ngày đầu tiên của năm mới. Vào ngày lễ Tết Losar, người dân thường quây quần bên gia đình, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị mâm cơm truyền thống để cúng tổ tiên để tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban tặng cho họ cuộc sống ấm no và mạnh khỏe trong năm vừa rồi.
Tết Losar là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm của đất nước Bhutan. Người Bhutan thường chuẩn bị cho tết Losar khoảng 1 tháng trước đó. Họ dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chuẩn bị quần áo mới, lau chùi tượng Phật.
Vào những ngày Tết rất nhiều hoạt động truyền thống được diễn ra như: treo cờ, nhảy múa, đi chùa cầu nguyện và thăm họ hàng, gia đình.