Nằm sát bên quốc lộ 1, đồng lúa ở Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) ôm lấy làng chài Tam Quan Bắc tạo nên cảnh quan thung lũng bình yên tuyệt đẹp giữa núi rừng và biển cả.
Ruộng lúa trải rộng mênh mông, uốn lượn vòng cung theo eo biển làng chài Tam Quan Bắc tạo nên “cánh đồng lúa vầng trăng khuyết” hiếm có ở miền Trung. Đứng trên đồi cao, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng những con đường làng thẳng tắp như dấu gạch nối nồng nàn chạy xuyên qua miền quê thơ mộng nơi đây.
Vào tiết trời mùa thu, du khách có thể thong dong đạp xe trên đường làng khám phá vùng đất trong lành Hoài Châu Bắc. Có dịp đặt chân đến vùng đất này vào buổi tinh mơ, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng màn sương vắt ngang qua rừng dừa xen lẫn đồng lúa nơi đây hệt như tấm lụa mềm, để rồi tận hưởng cảm giác bình yên, cảm xúc lâng lâng khó tả.
Đồng lúa ở Tam Quan Băc, thị xã Hoài Nhơn có cảnh đẹp hoang sơ hòa hợp không gian thiên nhiên sát bên cánh đồng cói, núi, rừng và biển cả. Con người nơi đây hiền hậu, chất phác thật thà và các món ăn thủy sản lại tươi ngon, hấp dẫn khó thể nào quên được.
Cánh đồng trải rộng mênh mông trông như bức tranh đầy chất thơ là nơi lưu giữ nhiều giá trị tinh thần, nhiều kí ức tuổi thơ ngọt lành, no ấm
Tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho rằng khu vực phía bắc tỉnh Bình Định như tờ giấy trắng, cần họa sĩ tốt để định hình phát triển.
Vị chuyên gia tin tưởng trong vòng 5 năm tới, đường hàng không, đường bộ và đường ven biển qua thị xã Hoài Nhơn sẽ được kết nối liên thông thuận lợi. Thời điểm này, Bình Định cần chọn thương hiệu điểm đến; chuyển từ tư duy du lịch điểm thành du lịch vùng để đưa vùng đất nơi đây ngày càng phát triển.
Địa phương đã duyệt Đề án Định hướng phát triển du lịch khu vực phía Bắc của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. Trong đó xác định thị xã Hoài Nhơn là nơi tập trung đón tiếp, phân phối khách đi các khu, điểm du lịch phía bắc và chuyển tiếp tới các khu du lịch phía bam tỉnh...
Trong bán kính 50 km, khu vực phía bắc Bình Định hội đủ điều kiện tự nhiên với bãi biển, vùng đồng bằng, trung du, miền núi. "Gành đá Lộ Diệu, bãi tắm, rừng dừa Tam Quan (Hoài Nhơn).. có nhiều di sản văn hóa, làng nghề truyền thống để hấp dẫn du khách.
Không chỉ hấp dẫn du khách vối “Thung lũng đồng lúa” đẹp nao long, ở phường Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn có làng chiếu cói truyền thống hơn 200 năm tuổi với quy mô lớn nhất miền Trung.
Làng chiếu cói Hoài Châu Bắc (huyện Hoài Nhơn) hiện còn 800 hộ dân, với khoảng 3.200 nhân khẩu gắn bó với nghề truyền thống.
Từ lâu, chiếu cói được tỉnh Bình Định chọn là sản phẩm thủ công truyền thống đặc trưng của địa phương. Lãnh đạo xã Hoài Châu Bắc cho biết, sản phẩm chiếu cói nơi đây từng xuất sang thị trường các nước Đông Âu, Đông Nam Á và khu vực miền Trung, Tây Nguyên, mang lại doanh thu cho địa phương hàng chục tỷ mỗi năm.