Loại rau xưa chỉ hái cho lợn ăn, giờ thành được chị em nội trợ ưa chuộng đến lạ

K.T - Ngày 01/09/2021 19:00 PM (GMT+7)

Trước kia, người ta thường cắt hái dọc mùng về cho heo, gà... ăn vì nhầm tưởng đó là cây ráy ngứa. Dần dần chúng trở thành loại rau được ưa chuộng trong các bữa ăn của hàng triệu người dân Việt.

Dọc mùng (hay còn gọi là ráy dọc mùng, bạc hà...) là loài thực vật thuộc họ ráy, phổ biến ở vùng nhiệt đới châu Á rồi lan rộng đến miền Đông bắc Úc. Chúng là cây lâu năm, thân thảo, cuống lá dày, xốp và mọng nước; cây có lá vươn cao hơn 1m, lá bản to hình trái tim, giữa có gân chạy dọc chiều dài của lá; phần rễ phình ra như dạng củ; cây trổ hoa vào mùa xuân sang mùa hè, hoa đực mọc ở ngọn dòm dạng thỏi có bao choàng., hoa cái mọc ở gốc thỏi; quả màu đỏ, hình trứng.

Dọc mùng được trồng hoặc mọc hoang dại ở rất nhiều nơi trên mảng đất hình chữ S. Người dân chủ yếu lấy bẹ làm rau hoặc làm cây cảnh với tên gọi phổ biến là “tai voi lớn”.

Dọc mùng được trồng hoặc mọc hoang dại ở rất nhiều nơi trên mảng đất hình chữ S.

Dọc mùng được trồng hoặc mọc hoang dại ở rất nhiều nơi trên mảng đất hình chữ S.

Trước kia, người ta thường cắt hái dọc mùng về cho heo, gà... ăn vì nhầm tưởng đó là cây ráy ngứa. Dần dần chúng trở thành loại rau được ưa chuộng trong các bữa ăn của hàng triệu người dân Việt. Bởi bẹ lá dọc mùng có thể dùng để nấu canh cá chua, nhúng lẩu, muối dưa...

Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, người dân ở một số tỉnh miền Tây đã cải tạo vườn tạp để trồng dọc mùng và bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh Phạm Quốc Tuấn, một nông dân trồng 3.000m2 dọc mùng cho biết, trước đây gia đình anh chuyên trông bắp, đậu cô ve, mướp đắng... Song do thời tiết thất thường, năng suất giảm nên hiệu quả kinh tế không cao. Sau đó anh chuyển sang trồng dọc mùng – loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc và ít vốn đầu tư.

“Thời gian từ lúc trồng cho đến thu hoạch khoảng 3 tháng. Nếu chăm sóc tốt, mỗi bẹ dọc mùng cao khoảng 2m, trọng lượng 2-3kg/bẹ. Mỗi lứa tôi thu hoạch khoảng 30 tấn, một năm trồng 2 lứa. Sau khi trừ các chi phí đầu tư, tôi thu về 150 – 180 triệu/năm”, anh Tuấn nói.

Từ bẹ lá của cây dọc mùng được chế biến thành các món ăn như:

Làm rau nấu canh chua, lẩu chua

 Bẹ lá được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc để nấu canh chua hay lẩu chua. Món canh chua nấu với bẹ lá là món ăn truyền thống của người dân miền Nam.

Loại rau xưa chỉ hái cho lợn ăn, giờ thành được chị em nội trợ ưa chuộng đến lạ - 2

Làm nộm, bóp gỏi

Bẹ lá được bóc vỏ, xắt mỏng, ngâm nước lạnh cho tan chất gây ngứa rồi trụn trong nước sôi và vắt bỏ nước để ráo. Sau đó người ta tiến thành trộn hỗn hợp trên với các loại gia vị, rau thơm và rắc lạc rang là có thể thưởng thức được.

Muối dưa chua

Bẹ lá được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc dùng để muối dưa chua, chỉ sau 4-5 ngày sẽ có món ăn dân giã nhưng lạ miệng, hấp dẫn. Món dưa chua này rất phổ biến ở miền Trung và miền Bắc.

Loại rau xưa chỉ hái cho lợn ăn, giờ thành được chị em nội trợ ưa chuộng đến lạ - 3

Làm rau luộc, xào

Bẹ lá được tước vỏ, xắt mỏng hay xắt khúc dùng để luộc hoặc xào với thịt, trứng, hải sản, lòng gia cầm… Món này ăn rất lạ miệng và rất được ưa chuộng ở miền Bắc và miền Trung.

Không chỉ là rau ăn, dọc mùng còn được làm thuốc chữa bệnh, rất tốt cho sức khỏe. Theo kinh nghiệm dân gian, củ dọc mùng được dùng làm thuốc, có các tác dụng giải nhiệt, trừ độc, khu phong, trị cảm cúm..

Đặc sản nổi tiếng Cần Thơ, chỉ cần thưởng thức 1 lần là nhớ cả đời bởi điều này
Từ cá linh, người dân Cần Thơ có thể chế biến thành nhiều món ngon như chiên giòn, kho mắm, kho khóm, nấu chua... Nhưng phổ biến và nổi tiếng hơn cả...

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương