Xưa mọc đầy ruộng không ai ăn, giờ thành đặc sản được du khách "tìm kiếm" đến lạ lùng

K.T - Ngày 24/09/2021 19:00 PM (GMT+7)

Tại Việt Nam, loại rau dại xuất hiện rải rác dải đất hình chữ S, song nhiều hơn cả là trên các ruộng đất trũng thấp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Rau mác là một loài thực vật có hoa trong họ lục bình, có nguồn gốc ở châu Á và trên nhiều quần đảo Thái Bình Dương. Chúng chuyên sống ở ruộng nước, ao hay mương lạch nước sâu.

Rau mác có đặc điểm: thân đứng ngắn; rễ chùm mọc từ thân ngầm, màu trắng, mọc sâu trong bùn; lá có cuống cao giúp vươn lên khỏi mặt nước, dài 25-30cm; phiến lá hình tam giác dạng mũi tên, dài 4-26cm, rộng 4,5-10cm, màu lục; phát hoa thành chùm ngắn, gần như nằm trên cuống lá; cụm hoa là chùm ngắn, dày,...; quả nang nhiều hạt.

Tại Việt Nam, rau mác xuất hiện rải rác dải đất hình chữ S, song nhiều hơn cả là trên các ruộng đất trũng thấp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vào mùa nước nổi, rau mác theo nước vươn lên, cọng trắng phau, mập tròn. Đây cũng là thời điểm người dân chống xuồng ra đồng hoang nhổ loài rau này về làm thức ăn hoặc đem bán. Thường họ gặp đám rau lớn sẽ nhanh tay nhổ nửa buổi để có cả đống rau bởi rau dại này cọng lớn, lại dễ nhổ.

Vào mùa nước nổi, rau mác theo nước vươn lên, cọng trắng phau, mập tròn.

Vào mùa nước nổi, rau mác theo nước vươn lên, cọng trắng phau, mập tròn.

Với người dân miền Tây, họ chỉ cần chọn lấy phần non của cọng rau mác, cắt bỏ một chút phía dưới để sạch bùn là có thể chấm với cá kho, đặc biệt là lẩu mắm thì không có gì ngon bằng.

Cầu kỳ hơn chút, họ cắt cây rau mác thành những khúc vừa ăn, bóp mạnh cho nước trong cọng rau chảy ra bớt rồi phi mỡ tỏi để xào. Món ăn này thường ăn cùng với cơm nóng...

Ngoài ra, rau mác có thể dùng chế biến những món ăn ngon, dân dã như:

- Rau sống, bóp gỏi: Bẹ và lá non của rau mác có thể làm rau sống ăn trực tiếp hoặc bẹ rau đã tuốt lá dùng để bóp gỏi tôm...

- Dùng để luộc: Bẹ của rau sau khi tuốt lá có thể luộc chung với các loại rau rừng khác.

- Nấu canh chua, nấu lẩu: Đây được coi là rau ăn kèm với lẩu miền Tây vô cùng ngon ngọt và được rất nhiều người ưa thích.

- Muối dưa chua: Vào chính vụ, người miền Tây thường ra ruộng hái cọng rau mác về muối chua chung với bông súng và cọng rau muống.

Loại rau dại này có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã, hấp dẫn khách du lịch.

Loại rau dại này có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã, hấp dẫn khách du lịch.

“Xưa chỉ có người dân miền Tây ăn loại rau dại này. Thậm chí nó mọc hoang đầy ruộng vẫn chẳng có ai hái về ăn. Song giờ nó bắt đầu được phổ biến, ưa chuộng rộng rãi. Nhiều khách du lịch đến tham quan miền sông nước này đã tìm đến những món ăn chế biến từ rau mác để thưởng thức. Thậm chí người ta còn đặt mua hàng bó to về làm quà tặng người thân, bạn bè. Có lẽ họ ưa thích loại rau này bởi nó mọc hoang, sạch và không phun thuốc như những loại rau khác”, anh Lâm Vũ (37 tuổi, Bến Tre) nói.

Không chỉ là rau ăn, rau mác còn có tác dụng vô cùng tốt đối với sức khỏe con người. Theo Đông y, loại rau này có vị ngọt, hơi đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lợi niệu. Chúng còn chuyên dùng chữa sản hậu chóng mặt, đau nhói trong tim, ho ra máu, chữa ho...

Xưa có đầy không ai hái, giờ thành đặc sản nổi tiếng nhưng muốn ăn phải đến nơi này
Tại Việt Nam, bìm bìm chính là loại rau sói trứ danh của vùng biển Rạng (Núi Thành, Quảng Nam).

Đặc sản 4 phương

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đặc sản 4 phương