Để chống lại tình trạng bội chi ở cửa hàng tạp hóa, hãy kiểm tra những sai lầm mà bạn có thể mắc phải gây "thủng" ví.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Sai lầm 1: Đi mà không có sự chuẩn bị
Cách bố trí của mỗi siêu thị, cửa hàng lại khác nhau và mọi sắp xếp đều có một mục tiêu rất cụ thể là thu hút người mua sắm. Natasha Rachel Smith, chuyên gia về vấn đề người tiêu dùng tại TopCashback.com cho biết: “Khi bạn bước vào một siêu thị, mục tiêu của bạn là tiêu ít tiền nhất có thể. Tuy nhiên, siêu thị lại muốn bạn tiêu nhiều tiền nhất có thể để vắt kiệt ví của bạn."
Sai lầm 2: Quên lập danh sách
Danh sách hàng tạp hóa của bạn vẫn là điều tối quan trọng khi nói đến việc tiết kiệm tiền. Jamie Logie, chuyên gia dinh dưỡng, huấn luyện viên sức khỏe cho biết: “Những người thiết lập danh sách thường chi tiêu ít tiền hơn so với những người mua mà không có kế hoạch. Ngoài ra, hãy luôn có một danh sách những thứ mà bạn đã có ở nhà. Nếu chỉ đi trong tình trạng mơ hồ, không biết mình đang có gì ở nhà và cần mua gì, bạn sẽ mua nhiều hơn những thứ cần thiết, khệ nệ với đồ trên tay". Nhớ rằngL Bạn càng đi mua sắm lâu, bạn càng tiêu nhiều tiền.
Sai lầm 3: Bị cám dỗ bởi các lối đi bên trong
Thay vì đi dạo hết từng lối đi trong siêu thị, hãy mua sắm ở quanh tường bao siêu thị đó. Đây không chỉ là nơi có các sản phẩm tươi ngon mà còn giúp bạn hạn chế chi tiêu.
Mẹo ở đây là hãy cố gắng hết sức để tránh các lối đi bên trong chứa đầy đồ ăn vặt và các sản phẩm mà bạn không cần.
Sai lầm 4: Sử dụng xe đẩy thay cho giỏ
Theo báo cáo của Consumer Reports, các xe đẩy hàng trở nên lớn hơn 40% trong vài thập kỷ qua. Andrea Woroch, một chuyên gia tài chính tiêu dùng cho biết: “Giỏ càng lớn thì càng lâu để đầy và bạn càng có tâm lý phải lấp đầy bằng những thứ mà bạn có thể không cần. Hãy tập thói quen sử dụng giỏ xách tay hoặc xe đẩy cỡ nhỏ hơn.”
Mẹo ở đây là hãy xách giỏ và giỏ càng nặng, càng đầy thì bạn càng nhận biết rõ mình đã chọn nhiều thứ để xem lại đâu là thứ mình thực sự cần.
Sai lầm 5: Bỏ qua sản phẩm đông lạnh
Đã qua rồi cái thời sản phẩm đông lạnh luôn là hàng bị đánh giá chất lượng kém. Trên thực tế, nếu công thức bạn định nấu đòi hỏi một loại nông sản khó mua, hãy đến ngay lối đi dành cho thực phẩm đông lạnh. Woroch nói: “Sản phẩm được đông lạnh nhanh ở độ chín cao nhất đồng nghĩa với hương vị và chất dinh dưỡng còn nguyên vẹn".
Mẹo ở đây là hãy học cách trữ đông chuẩn với từng loại trái cây, rau củ và tiến hành cấp đông khi chúng vào mùa, có giá rẻ và chất lượng tốt nhất. Bạn có thể sử dụng được quanh năm mà không phải mua đồ trái mua với giá đắt mà chất lượng không cao bằng.
Sai lầm 6: Mua sắm quá thường xuyên
Số lần bạn đến cửa hàng tạp hóa càng ít, bạn càng ít có cơ hội bị dụ mua những món đồ mình không cần. Woroch nói:
“Mua đồ một cách bốc đồng hoàn toàn có thể phá vỡ ngân sách của bạn. Đừng xem nhẹ những khoản chi nhỏ nhưng có tính chất thường xuyên bởi nó có thể là yếu tố khiến bạn "thủng ví"".
Sai lầm 7: Quên kiểm tra hoá đơn trước khi rời đi
Ai cũng có thể mắc lỗi và đó là lý do nhân viên thu ngân có thể vô tình nhập sai mã sản phẩm hoặc bỏ lỡ một chương trình giảm giá mà lẽ ra bạn được hưởng. Chỉ mất một chút thời gian và bạn sẽ đảm bảo được rằng mình không mất tiền cho những thứ không mua.
Sai lầm 8: Bỏ qua các nhãn hiệu nhỏ hoặc nhãn hiệu của siêu thị
Chỉ vì hộp bánh đó không phải nhãn hiệu yêu thích của bạn không có nghĩa là nó không ngon. Claudia Sidoti, bếp trưởng của HelloFresh cho biết: “Nhiều siêu thị có các thương hiệu chung thường rẻ hơn đáng kể và có thể chất lượng tốt hoặc thậm chí tốt hơn nhiều sản phẩm có thương hiệu khác”. Đừng ngại thử các sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ hoặc nhãn hiệu của siêu thị đó.
Sai lầm 9: Đánh giá thấp quầy salad siêu thị
Nếu bạn chỉ muốn sử dụng một ít rau nào đó cho đúng công thức của món ăn ngày hôm nay, hãy đến quầy salad. Việc chọn cả túi rau quá lớn hoặc loại bạn ít khi ăn rồi sau đó bỏ phí, để rau hỏng có nghĩa là bạn đang vứt tiền đi. Hãy đến quầy salad và lấy một phần rau nhỏ khi nhu cầu của bạn chỉ có vậy. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra mình đang lượng thực phẩm mình thực sự ăn và có thể cắt giảm đáng kể lượng thức ăn thừa.
Sai lầm 10: Không hiểu rõ về các chiến lược vị trí sản phẩm
Từ vị trí sản phẩm đến chiến lược cảm nhận, các cửa hàng tạp hóa, siêu thị luôn có chủ đích để khiến bạn muốn nhiều hơn nữa. Các sản phẩm được đặt ngay trước mặt bạn có khả năng bán chạy hơn và đó là lý do tại sao bạn nên tích cực mua sắm ở các kệ thấp hơn và cao hơn để tìm được những ưu đãi tốt nhất.