Dưới đây là cách để bạn lên kế hoạch tiết kiệm. Nó rất đơn giản nhưng hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.
Bạn muốn có tiền trong tài khoản ngân hàng để khi hóa đơn đến, bạn có thể thanh toán ngay mà không phải nghĩ ngợi? Bạn có một mục tiêu tiết kiệm cụ thể nào mà bạn muốn đạt được, như mua nhà trong 10 năm nữa hay chuyến du lịch cùng gia đình không?
Những gì bạn cần lúc này chính là một kế hoạch tiết kiệm.
Dưới đây là cách để bạn lên kế hoạch tiết kiệm. Nó rất đơn giản nhưng hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu của mình.
4 bước để lập kế hoạch tiết kiệm
Điều chúng ta hướng đến khi lập kế hoạch tiết kiệm là tránh xa nợ nần, giảm bớt gánh nặng khi thanh toán các hóa đơn và nhanh chóng đạt được mục tiêu tài chính. Nhớ rằng bỏ ra một vài đô la mỗi tuần dễ dàng hơn so với việc đột nhiên phải bỏ ra vài trăm đô la khi một hóa đơn đến hạn thanh toán.
1. Bạn tiết kiệm để làm gì?
Trước khi có thể lập một kế hoạch tiết kiệm, bạn cần biết mình muốn tiết kiệm để làm gì và cần tiết kiệm bao nhiêu. Hãy bắt đầu bằng việc viết danh sách những gì bạn muốn. Bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây để có ý tưởng cho mình.
Đừng để bản thân bị choáng ngợp bởi một danh sách dài bởi bạn không cần phải tiết kiệm cho mọi thứ cùng một lúc. Hãy coi nó như một công việc mà bạn sẽ tiến hành từng bước và bắt đầu với thứ bạn đánh giá là quan trọng nhất.
2. Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu
Tiếp theo, hãy viết ra số tiền bạn cần tiết kiệm cho mỗi mục. Hóa đơn tiền điện của bạn thường là bao nhiêu? Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu cho kỳ nghỉ mơ ước của mình? Sau đó, đặt ra một ngày làm thời điểm bạn cần tiết kiệm xong số tiền đó.
Như vậy, bạn vừa thực hiện một mục tiêu THÔNG MINH (SMART). Mục tiêu của bạn cụ thể (S = Specific) khi tiết kiệm cho một kỳ nghỉ); có thể đo lường (M = Measurable) khi bạn có thể biết mình đã đi được bao xa và thời hạn đạt được mục tiêu (T = Time-Bound) khi bạn biết chính xác lúc nào mình sẽ đạt được mục tiêu.
Vậy kế hoạch này có thể đạt được và thực tế (A = Achievable và R = Relevant) không? Chúng ta hãy thử xem xem.
3. Tính ra số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi ngày
Trong ví dụ, mục tiêu của chúng ta là là tiết kiệm được tổng cộng 5.600 đô la. Mỗi mục tiêu lại có khung thời gian khác nhau song điều đó không phải vấn đề bởi chúng ta sẽ giải quyết để có thể đạt được từng mục tiêu trong khung thời gian mong muốn.
Bước tiếp theo là tính toán số lần nhận lương của bạn từ bây giờ đến thời hạn đặt ra. Nếu bạn nhận lương 2 tuần/lần và mục tiêu của bạn là 13 tháng, bạn sẽ có 26 lần gửi tiền tiết kiệm. Tính toán với tất cả các mục tiêu tiết kiệm của bạn và cộng tổng lại để biết số tiền bạn cần tiết kiệm mỗi lần nhận lương để đạt được mục tiêu. Trong ví dụ dưới đây, tổng số tiền để tiết kiệm cho các khoản thanh toán mỗi lần nhận lương là 287,18 đô la.
Mục tiêu tiết kiệm của bạn có đạt được không? Chúng có thực tế không? Bạn có đủ khả năng để bỏ ra số tiền đó mỗi lần nhận lương không?
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần đảm bảo mình đã tính toán đến các khoản cần chi trong ngân sách. Theo dõi các mục tiêu tiết kiệm của mình bằng bảng excel hoặc một cuốn sổ luôn mang theo bên mình, miễn là phù hợp với bạn. Khi bạn đã tính toán và tự động hóa kế hoạch tiết kiệm của mình, bạn có thể yên tâm khi biết khoản tiết kiệm của mình đang đi đúng hướng. Nhớ cập nhật kế hoạch của bạn mỗi khi đạt được một mục tiêu.
4. Tự động hóa kế hoạch tiết kiệm
Giờ bạn đã biết mình cần tiết kiệm bao nhiêu cho kế hoạch tiết kiệm của mình. Bước tiếp theo chính là thiết lập chế độ tiết kiệm tự động, gửi khoản tiền như kế hoạch vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi được nhận lương. Bằng cách này, bạn sẽ không phải lo lắng về việc tiết kiệm tiền bởi mọi thứ đang diễn ra tự động. Miễn là bạn không chạm vào khoản tiền tiết kiệm, mục tiêu của bạn sẽ đảm bảo được hoàn thành.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể để ra được số tiền như kế hoạch? Hãy nhớ rằng tiết kiệm được dù ít cũng luôn tốt hơn là không tiết kiệm được đồng nào.
Lúc này, bạn có thể cần phải điều chỉnh mục tiêu của mình hoặc thay đổi khung thời gian, cho mình khoảng thời gian lâu hơn để tiết kiệm cho mục tiêu đó. Bạn cũng có thể sử dụng một số mẹo để nhanh chóng tăng số tiền tiết kiệm nhằm đạt được mục tiêu tiết kiệm sớm hơn. Nhớ rằng, đừng bao giờ đánh giá thấp những khoản tiền tiết kiệm nhỏ mà thường xuyên bởi theo thời gian, chúng sẽ khiến bạn phải bất ngờ vì những gì mình đã dành dụm được.
Lập kế hoạch tiết kiệm là một cách giúp bạn quản lý tiền của mình, sử dụng chúng hiệu quả hơn. Bạn có thể yên tâm khi biết mình có đủ tiền mặt để chi trả cho các chi phí trong tương lai, đi nghỉ, mua nhà mà không mắc nợ.