Nếu như Võ Tắc Thiên nổi tiếng là nữ hoàng hiểm độc và quyền lực nhất lịch sử Trung Hoa thì Lý Hoàng hậu đời Tống lại được mệnh danh là người có đòn ghen tàn độc nhất.
Võ Tắc Thiên: Nữ hoàng vì quyền lực không từ thủ đoạn
Nhắc đến Võ Tắc Thiên, chắc hẳn ai cũng biết, đó là người đàn bà quyền lực và là vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà có một mối tình oan trái với cả hai cha con vua Đường Thái Tông. Cơ duyên đưa bà đến với ngôi vị chính là tình yêu và lòng vị tha của vị hoàng đế trẻ Lý Trị, con trai của vua Đường Thái Tông.
Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu, thường được gọi với tên Võ Mị Nương là do vua Đường Thái Tông ban tặng. Với ý nghĩa là người đẹp thùy mị, dịu dàng. Cái tên Mị Nương đã khiến nhiều người ghen tị khi được hoàng thượng cực kì sủng ái và được coi là người phụ nữ thông minh, xinh đẹp ở trong cung.
Bà chính là con của tướng sĩ Võ Sĩ Hoạch, một quý tộc có tiếng ở Sơn Tây bấy giờ. Mẹ bà họ Dương, xuất thân từ gia đình quý tộc nhà Tùy. Có lẽ vì vậy mà bà được thừa hưởng những điểm mạnh của cha mẹ. Dịu dàng, nết na, xinh đẹp, đặc biệt là vô cùng thông minh, mưu trí và dũng cảm.
Cuộc sống chốn cung cấm thật không dễ gì, thời gian đó, bà được vua Đường Thái Tông sủng ái, tuy nhiên, cũng vì điều này mà bà bị nhiều người ghen ghét, tìm cách hãm hại. Trong suốt quá trình ở trong cung, nhờ tài trí của mình, Mị Nương được lòng rất nhiều người, trong đó có thái tử Lý Trị, hết lòng yêu thương và quan tâm bà.
Năm 649, Đường Thái Tông băng hà, theo luật lệ, Võ Mị Nương phải rời cung để vào chùa Cảm Nghiệp xuống tóc. Thái tử Lý Trị lên ngôi, tức là Đường Cao Tông. Năm 651, Đường Cao Tông đưa bà trở lại hoàng cung sau khi đi cúng tế cho cha tại chùa Cảm Nghiệp. Vương hoàng hậu, Hoàng hậu của Đường Cao Tông đã chủ động hỗ trợ đưa bà về vì khi đó Cao Tông đang sủng ái Tiêu thục phi và muốn dùng Võ Mị trong việc tranh giành quyền lực. Vậy là từ đây, cuộc đời mà lại bắt đầu sang trang mới và cũng chính là bắt đầu sự nghiệp ‘nữ chủ Võ thị’ của bà.
Bà chính là con của tướng sĩ Võ Sĩ Hoạch, một quý tộc có tiếng ở Sơn Tây bấy giờ. Mẹ bà họ Dương, xuất thân từ gia đình quý tộc nhà Tùy. (ảnh minh họa)
Tháng 5, năm 651, Võ Mị được phong Chiêu Nghi, việc phong Chiêu nghi được các đại thần thanh liêm đồng ý hết mình.
Năm 654, Võ Chiêu nghi sinh một con gái nhưng đứa trẻ bị chết sau khi sinh 1 tháng. Trước đó, Vương Hoàng Hậu có đến thăm công chúa nên bị tình nghi. Nhưng theo nhiều nguồn tin, Võ Chiêu Nghi là người đã nhẫn tâm giết con của mình để vu họa cho Vương Hoàng hậu, nhằm phế bỏ bà. Tiêu Thục Phi vì ghen ghét nên tìm người yểm bùa bà, sau đó bị phát hiện mưu đồ nên cũng bị phế vị cùng với hoàng hậu.
Tháng 10 năm 655, Đường Cao Tông phong Võ chiêu nghi làm Hoàng hậu. Bà bắt đầu thâu tóm quyền hành từ khi vua Đường Cao Tông bị đột quỵ, bà đã buông rèm nhiếp chính. Trải qua nhiều đời thái tử lên ngôi hoàng đế nhưng đều chỉ đứng sau bà, do bà nắm quyền hành toàn bộ. Vì lúc này, thế lực của bà trong chiều quá lớn, vả lại, các vị thái tử kia đều không có tài cán cai quản nước nhà.
Năm 667, Cao Tông quá yếu, giao cho thái tử Lý Cường giám quốc, thực ra vẫn do Võ hậu làm chủ. Năm 674, triều đình tôn Cao Tông là Thiên hoàng, Võ hậu là Thiên hậu. Võ Tắc Thiên thích dùng tôn xưng Thiên hậu cho đến tận khi làm hoàng đế.
Trong suốt thời gian làm hoàng đế, bà đã đưa ra nhiều chính sách mà đến bây giờ, sử sách cũng không phê phán bà. Nhất là chuyện bà đã gạt bỏ được tư tưởng trọng nam khinh nữ, đã đưa vào trong sử sách một cách nghĩ mới về người phụ nữ.
Vì là vị hoàng đế quyền lực và có phần độc ác, nên kẻ nào có ý cản trở bà, bà sẽ tìm cách giết hại. Người ta nói về bà là người đàn bà tàn độc vì đã giết chính con ruột của mình để vu oan cho người khác. Tuy là một người đàn bà quyền lực và cũng giết hại nhiều người nhưng có vẻ, bà vẫn lập được nhiều công trạng mà lịch sử sau này cũng phải thừa nhận. Chỉ vì những tranh giành quyền lực trong chốn thâm cung mà bà đành phải tự bảo vệ mình, tự đứng lên nắm vững triều cương. Chỉ là bà không hề có ý định cướp giang sơn của Đại Đường.
Lý Hoàng hậu nhà Tống: Ghen tuông bệnh hoạn
Bà là một vị hoàng hậu cũng nổi tiếng là độc ác để trừng trị những kẻ tình địch và những thủ đoạn ngăn chặn thói lăng nhăng của chồng.
Khi nói về chuyện ghen tuông, người ta sẽ được chứng kiến những đòn ghen độc nhất vô nhị trong thiên hạ mà đến tưởng tượng nhiều người cũng khó có thể nghĩ ra được. Chuyện Hoàng hậu Lý Phượng Nương chặt tay “tình địch” làm quà tặng cho đức lang quân của mình là một điển hình cho kiểu đánh ghen thuộc loại này.
Một hôm khi Quang Tôn rửa tay chợt thấy bàn tay của thị nữ đang rửa tay cho mình trắng ngần gợi cảm, rất thích, bất giác nắm lấy ve vuốt, hôn hít và buông lời khen đẹp. (ảnh minh họa)
Chuyện kể rằng, Hoàng hậu Lý Phượng Nương, vợ vua Tống Quang Tông nổi tiếng là người ghen tuông vô lối. Lại thêm, bản thân Tống Quang Tông bạc nhược, chuyện gì cũng không dám làm trái ý bà thành ra Hoàng hậu họ Lý càng được thể, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thỏa mãn cơn ghen của mình. Bất cứ người nào được vua sủng ái, bà đều tìm cách hãm hại, diệt cỏ tận gốc để trừ hậu họa. Bà muốn mình là người duy nhất trong cùng có quyền lực và địa vị.
Một hôm khi Quang Tôn rửa tay chợt thấy bàn tay của thị nữ đang rửa tay cho mình trắng ngần gợi cảm, rất thích, bất giác nắm lấy ve vuốt, hôn hít và buông lời khen đẹp. Mấy hôm sau, Lý Hoàng hậu sai người dâng vua một cái hộp nói đây là thứ vua rất yêu thích nên tiện thiếp lấy để dâng lên. Quang Tôn nghe nói cả mừng, vội mở ra xem thì ra trong đó là… đôi bàn tay của thị nữ hôm nọ vua khen đẹp đã bị chặt ra. Vua kinh hãi, sây xẩm cả mặt mày.
Sợ mất mật, Quang Tông chẳng những không dám hạch họe gì Hoàng hậu mà từ đó còn rụt rè hơn trong việc ái ân với các cung phi. Còn các giai nhân trong cung cũng lo giữ mạng, không dám mời mọc gì Hoàng đế cả. Đây có lẽ là một trong những đòn ghen tàn độc nhất trong lịch sử Trung Hoa.