Lắng nghe là một nghệ thuật và người biết lắng nghe sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn trong công việc cũng như cuộc sống.
1. Nghe để hiểu
Đây chính là điều quan trọng để lắng nghe tốt hơn. Khi bạn lắng nghe với mục đích hiểu, bạn sẽ lắng nghe với một tâm hồn cởi mở thay vì với sự kết luận định kiến. Bạn có thể đặt ra những câu hỏi vào thời điểm thích hợp (thay vì ngắt lời để nói chuyện khác) để đảm bảo rằng thông điệp bạn nhận được chính là thông điệp mà người nói muốn truyền tải.
2. Hạn chế ngắt quãng
Muốn cải thiện kỹ năng nghe, bạn nên hạn chế việc ngắt quãng lời người khác. Hãy để đối phương có thể nói ra toàn bộ suy nghĩ thay vì bị cắt ngang bởi những câu hỏi của bạn. Nếu mọi người cảm thấy họ không được hoặc chưa được lắng nghe, họ khó có thể cùng bạn thiết lập nên mối quan hệ tin cậy.
3. Xử lý những gì đã nghe
Điều này có nghĩa rằng bạn hãy tự hỏi bản thân xem liệu quan điểm của bạn có đang đánh giá quá mức những gì đối phương nói. Nếu không xử lý những gì đã nghe, bạn rất có thể sẽ mắc kẹt trong đầu với những suy nghĩ không chính xác về điều người khác nói.
4. Lặp lại
Hai bạn đang trò chuyện không có nghĩa là cả hai bên đều nghe thấy cùng một điều. Mỗi người sẽ có nghĩa thế giới quan của riêng mình và điều này định hình những gì và cách chúng ta nghe.
Đó là lý do lặp lại những gì nghe được là cách tuyệt vời để bạn truyền đi thông điệp về sự quan tâm của mình. Điều này sẽ phát huy hiệu quả nhất khi bạn đang ở trong các cuộc thảo luận 2 người hoặc nhóm nhỏ. Hãy lặp lại những gì bạn nghe được và hỏi người nói xem liệu bạn có nắm bắt chính xác
5. Hạn chế việc phân tâm
Dù là tivi, điện thoại hay bất kỳ điều gì khác, chúng đều có thể thu hút sự chú ý của bạn, khiến bạn không tập trung vào việc lắng nghe người khác. Nếu bạn đang trò chuyện, hãy cố gắng hạn chế sự phân tâm.
Trong khi hầu hết mọi người đều tin rằng mình có khả năng làm việc đa nhiệm thì nghiên cứu lại chỉ ra rằng chúng ta không làm tốt điều đó. Lần tới khi trò chuyện, hãy hạn chế những điều xung quanh có thể khiến bạn bị phân tâm. Đặt điện thoại ngoài tầm với, ở chế độ im lặng hoặc tắt tivi... và tập trung hoàn toàn vào người bạn đang trò chuyện dùng.
6. Giao tiếp bằng mắt
Lắng nghe tích cực là lắng nghe bằng cả cơ thể và các giác quan của mình. Để cải thiện hoặc nâng cao kỹ năng nghe, hãy nhìn vào người nói. Hãy giữ giao tiếp bằng mắt với người đối diện trong quá trình trò chuyện. Điều này cho phép bạn tiếp thu những gì họ nói cũng như ghi nhận nét mặt và cử chỉ của họ.
7. Nghiêng người
Để thể hiện sự lắng nghe của mình, bạn hãy học cách sử dụng cả đôi tai và cơ thể. Nếu bạn đang mệt, ngả người sẽ mang lại cho bạn nguồn năng lượng cần thiết để lắng nghe tốt hơn. Khi đang trò chuyện và bạn đặc biệt quan tâm đến những gì ai đó đang nói, hãy nghiêng người về phía họ. Trong trường hợp hai bạn đang đứng, hãy đứng đủ gần người đó để truyền đi thông điệp rằng bạn thực sự quan tâm đến cuộc trò chuyện.
8. Đặt câu hỏi
Hãy đưa ra những câu hỏi như “Có phải điều tôi đang nghe bạn nói là…” hoặc “Theo những gì bạn vừa nói, liệu có ổn không khi….”
Bạn cũng có thể hỏi đối phương: "Làm cách nào để tôi có thể tìm hiểu thêm về điều đó”. Nếu họ đã nói xong mà bạn vẫn chưa thực sự hiểu, đừng ngại nói rằng: “Tôi chưa hiểu. Bạn có thể chia sẻ cụ thể hơn không?"
9. Hãy tò mò
Sự tò mò không chỉ tạo nên những đổi mới mà còn là cách để bạn lắng nghe tốt hơn. Khi bạn tò mò, bạn sẽ háo hức muốn được biết nhiều thông tin hơn. Ngay cả khi cuộc trò chuyện đã kết thúc, một tâm trí tò mò vẫn sẽ tiếp tục xử lý những gì bản thân đã nghe.
10. Đặt mình vào vị trí của người khác
Đặt mình vào vị trí của người khác là điều cần thiết nếu bạn muốn trở thành một người lắng nghe tích cực. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đi trên con đường của người đó và cảm nhận những gì họ thấy. Lắng nghe tốt hơn chính là biết đồng cảm với nói. Có thể nhìn nhận sự việc qua lăng kính của người đối diện sẽ giúp bạn thấy việc lắng nghe trở nên thú vị hơn.
11. Không phán xét
Để luyện khả năng nghe chủ động, bạn phải ngừng việc phán xét khi ai đó đang nói. Trong một cuộc trò chuyện, khi bạn đưa ra trước những kết luận, lúc sau bạn sẽ chỉ lắng nghe để tìm thông tin hỗ trợ cho điều mình nghĩ. Khi đó, sẽ rất khó để bạn thực sự nghe những gì người khác đang nói.
Bất cứ điều gì khác đều có thể khiến bạn bị phân tâm. Ngừng phán xét không phải là nghe một cách vô thức mà là lắng nghe với sự cởi mở. Bạn sẽ không thể nghe tốt hơn nếu trong đầu luôn phán xét, sớm đưa ra kết luận về điều người khác nói.
12. Ghi chú
Một cách để bạn không làm gián đoạn người khác đang nói chính là ghi chú. Điều này sẽ giúp bạn giữ lại được ý tưởng, suy nghĩ của mình mà vẫn chú tâm vào những gì đối phương đang nói. Họ cũng sẽ cảm nhận được sự tập trung mà bạn dành cho họ.
13. Từ bỏ suy nghĩ mình phải là người đúng
Khi bạn cho rằng mình phải chiến thắng, bạn sẽ bước vào cuộc trò chuyện với tâm thế hoàn toàn chỉ tập trung vào việc làm sao để thắng. Bạn sẽ không thể lắng nghe được đối phương đang nói gì khi bạn chỉ cho rằng mình là người đúng.
Muốn học cách lắng nghe tốt hơn, bạn cần bỏ đi suy nghĩ mình luôn là người đúng. Làm được điều này, bạn sẽ phải ngạc nhiên với những gì mình thấy được khi không còn khăng khăng với quan điểm của mình.