Nếu bạn luôn đồng ý một cách miễn cưỡng, bạn đang tự ép mình vào sự khó chịu. Đó có thể là việc vượt quá khả năng của bạn hoặc khiến quỹ thời gian của bạn ngày càng trở nên eo hẹp hơn, khiến bản thân cảm thấy bực mình khi phải thực hiện điều đó và không c
“Không” tưởng chừng là một từ rất đơn giản để nói ra song sự thật là nhiều gặp gặp vấn đề trong việc nói từ này khi muốn từ chối người khác. Nếu đây chính là vấn đề thách thức đối với bạn, đừng lo lắng vì bạn không đơn độc.
Nhà tâm lý học xã hội, Tiến sĩ Vanessa K. Bohns viết trong một đánh giá nghiên cứu năm 2016 về ảnh hưởng của mọi người đối với những người khác: "Nhiều người đồng ý với mọi thứ, ngay cả những điều họ không muốn làm, chỉ đơn giản là để tránh sự khó xử khi phải nói “không”."
Là những sinh vật xã hội muốn trở thành một phần của bầy đàn, chúng ta muốn giữ gìn các mối quan hệ của mình. Chúng ta không muốn làm một người thất vọng hay tệ hơn là làm tổn thương cảm xúc của ai đó. Chúng ta muốn đối xử tốt với người khác và có thể giúp đỡ họ.
Tuy nhiên, nếu bạn luôn đồng ý một cách miễn cưỡng, bạn đang tự ép mình vào sự khó chịu. Đó có thể là việc vượt quá khả năng của bạn hoặc khiến quỹ thời gian của bạn ngày càng trở nên eo hẹp hơn, khiến bản thân cảm thấy bực mình khi phải thực hiện điều đó và không còn thời gian cho những việc quan trọng hơn.
Khi nào bạn nên nói không?
Đôi khi, chúng ta nói có bởi chúng ta không biết mình muốn gì hoặc muốn nói lời từ chối nhưng không biết phải nói sao cho hợp lý. Dù là vì lý do nào thì đã đến lúc bạn học cách nói lời từ chối lịch sự mà không khiến mất lòng ai. Bất cứ khi nào cảm thấy khó xử khi nói không, hãy tự hỏi mình:
Việc nói có có ngăn tôi tập trung vào điều quan trọng hơn không?
Dự án/cơ hội/hoạt động tiềm năng này có phù hợp với giá trị, niềm tin và mục tiêu của tôi không?
Liệu đồng ý có khiến tôi mệt mỏi hay kiệt sức hơn không?
Trong quá khứ, đã bao giờ tôi nói đồng ý để rồi cuối cùng phải hối hận chưa?
Cách từ chối đơn giản mà hiệu quả
Sự thật là bạn hoàn toàn có thể từ chối yêu cầu mà vẫn thể hiện sự tử tế và tôn trọng. Dưới đây, bạn sẽ tìm thấy một khuôn khổ đơn giản, dễ hiểu để nói không, cùng với các ví dụ thực tế.
Trả lời rõ ràng
Một câu trả lời lắt léo, vòng vo có thể khiến cuộc trò chuyện trở nên khó xử, khiến người đưa ra yêu cầu cảm thấy bối rối. Họ có thể nghĩ rằng: "Anh ấy/cô ấy có phải đang muốn mình đưa ra các đề xuất hay điều chỉnh khác không?" hoặc "Anh ấy/cô ấy có quan tâm đến, chỉ là muốn thương lượng một chút”. Hoặc một số khác có thể sẽ tiếp tục “tấn công” bạn bằng những đề nghị khiến bạn không thể nói lời từ chối.
Đó là lý do mà bạn cần nói không một cách rõ ràng để đảm bảo rằng không có ai phải thắc mắc xem bạn đang cố nói gì.
Ví dụ: Nên nói:
"Xin lỗi bạn yêu, nhưng tôi không thể."
"Tiếc là tôi không thể."
"Cảm ơn nhưng tôi không cần sản phẩm đó”.
"Không, tôi không thể làm điều đó."
Nên tránh:
"À, tôi không biết."
"Tôi không chắc nữa."
"Thật khó để nói."
“Có lẽ, có lẽ tôi làm được nhưng…"
Thể hiện sự chân thành
Bạn có thể gặp khó khăn khi nói lời từ chối vì yêu cầu hoặc người đưa ra yêu cầu có ý nghĩa rất lớn đối với bạn. Bạn thấy biết ơn vì họ đã nhớ đến mình song cũng vì lẽ đó mà bạn cảm thấy khó khăn khi bản thân phải nói lời từ chối.
Thay vì miễn cưỡng đồng ý, hãy để đối phương hiểu được bạn đánh giá cao sự coi trọng của bạn nhưng bạn vẫn giữ vững lập trường.
Ví dụ: Thể hiện sự biết ơn, đánh giá cao đối phương:
"Cảm ơn vì đã nghĩ đến tôi!"
"Việc bạn đến đây với tôi thực sự có ý nghĩa rất lớn."
"Tôi vô cùng biết ơn."
“Lần sau nhớ rủ tôi nhé! Tôi nhất định sẽ đi vào dịp khác.”
Giải thích ngắn gọn (nếu bạn muốn)
“Không” có thể là một câu trả lời hoàn chỉnh song nếu bạn muốn đưa ra lời giải thích, hãy đảm bảo giữ nó ngắn gọn và khéo léo.
Ví dụ:
“Cảm ơn rất nhiều vì lời mời dự tiệc! Tôi sẽ không thể đến được vì đã có lịch tăng ca cuối tuần này. Đó sẽ là một buổi tiệc rất tuyệt vời. Chúc bạn có một khoảng thời gian vui vẻ nhé!”
“Tôi thực sự rất thích nhưng không may là đã đặt lịch đi từ tháng trước rồi. Cảm ơn bạn một lần nữa vì đã nhớ đến tôi.”
Đưa ra một giải pháp thay thế
Đôi khi, bạn muốn nói đồng ý nhưng thời gian lại không cho phép hoặc vì nhiều lý do khác. Trong trường hợp đó, bạn có thể đưa ra một giải pháp thay thế mà bạn cảm thấy thoải mái và phù hợp với bạn.
Ví dụ:
“Tôi rất vinh dự khi bạn muốn tôi trở thành một phần trong dự án của bạn. Thật không may, lịch trình của tôi hiện đã kín. Nếu chúng ta có thể lùi một vài tuần, tôi rất vui có thể cùng tham gia. ”
“Tôi thực sự rất tiếc vì những điều bạn đang gặp phải. Tôi không thể tới ngay được nhưng có thể đến vào lúc này… Tôi có thể giúp gì cho bạn bây giờ?”
Gợi ý cho họ một địa chỉ
Nếu bạn không thể giúp đỡ nhưng biết người có thể giúp đỡ, giải quyết vấn đề cho đối phương, hãy đưa ra lời tư vấn để họ có thể xem xét. Điều này vẫn hoàn toàn hữu ích đối với người đề nghị.
Ví dụ:
“Cảm ơn rất nhiều vì lời mời phát biểu tại sự kiện của bạn. Tôi không thể đến được ngày hôm đó nhưng có thể giới thiệu một vài người rất phù hợp”.
“Chúc mừng hai vợ chồng về căn nhà mới nhé. Tiếc là đầu gối của tôi đang gặp chấn thương nên không thể tới chuyển giúp song tôi có thể nhờ một vài người làm việc đó”.