Những khi căng thẳng hay khó chịu, hãy nhớ rằng có những điều tốt nhất chỉ xảy ra khi bạn sợ hãi hoặc rơi vào tình huống không thoải mái. Những trải nghiệm này vừa thách thức bạn vừa có thể giúp bạn phát triển.
Đừng nhìn nhận một chiều khi nghĩ về nỗi sợ hãi. Hãy trân trọng và biết rằng sợ hãi là một điều quý giá. Sợ hãi giúp chúng ta giữ an toàn và khuyến khích sự thận trọng khi cần thiết. Tuy nhiên nỗi sợ hãi cũng có những điểm hạn chế khi không phải mọi thứ bạn sợ đều thực sự đáng/nên sợ.
Bạn đã bao giờ cảm thấy sợ hãi khi phải đưa ra quyết định thay đổi chính mình, chấp nhận rủi ro hay đứng nguyên một chỗ? Cuối cùng, bạn đã lựa chọn thế nào? Bước ra ngoài hay giữ nguyên và để mọi thứ như cũ? Dù đưa ra bất kỳ lựa chọn là gì, bạn có hài lòng với cách mọi thứ đã diễn ra không?
Bản chất của chúng ta là thích cảm giác an toàn, được thoải mái và tránh xa nguy hiểm. Điều này đã tồn tại kể từ thời sơ khai, khi con người luôn ưu tiên sự sống còn. Ngày nay, rất nhiều người trong số chúng ta vẫn luôn lựa chọn sự an toàn, tránh rủi ro khi đứng trước những lựa chọn của cuộc sống.
Người theo chủ nghĩa hiện thực và những kẻ mộng mơ
Nhìn nhận một cách đơn giản thì chỉ có 2 kiểu người: những người theo chủ nghĩa hiện thực và những người mộng mơ.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực là kiểu người hợp lý và thận trọng, luôn suy nghĩ và cân nhắc ưu và khuyết điểm của bất kỳ điều gì trước khi đưa ra quyết định, đặc biệt là những quyết định lớn, có thể thay đổi cuộc đời. Cho dù đó là quyết định sẽ theo học chuyên ngành gì ở trường đại học, con đường sự nghiệp sẽ đi… đến quyết định có mua chiếc váy, món đồ ăn đó không.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực luôn nghĩ đến việc "điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?". Họ lập kế hoạch cho tương lai và không thích nhìn nhận vấn đề một cách trừu tượng. Họ tin vào các kế hoạch cũng như sự đo lường mà mình đã thực hiện.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực cũng có ước mơ, nhưng những ước mơ này thường bắt nguồn nhiều hơn từ tham vọng, động lực và quyết tâm. Họ hiểu rằng sự tiến bộ, điều ta có thể làm thực sự quan trọng hơn điều ta muốn. Cuộc sống này sẽ khó mà không thể lo lắng khi những nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn luôn còn đó. Họ có xu hướng đưa ra những lựa chọn an toàn và luôn thoải mái khi biết điều gì là tốt nhất cho bản thân mình.
Còn những kẻ mộng mơ thì sao?
Họ là những người có tham vọng cao cả, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Đôi khi họ tỏ ra quá bốc đồng, dám thách thức các chuẩn mực của xã hội và là người dám nghĩ dám làm. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là họ không có kế hoạch về điều mình theo đuổi song họ có nhiều khả năng sẽ thay đổi hành trình của mình theo thời gian, cảm xúc cũng như trải nghiệm mà mình có được.
Những kẻ mộng mơ thường bắt nguồn cảm hứng của họ từ bên trong. Không ai khác có thể thay đổi động lực của một kẻ mơ mộng. Họ thuộc tuýp người có thể chuốc lấy thất bại nhiều lần nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ cuộc sống hay tình yêu.
Như nào sẽ tốt hơn?
Bạn nghĩ mình thuộc tuýp người nào? Và liệu kiểu này có thực sự tốt hơn kiểu kia không?
Nhớ rằng, trong cuộc sống, sự cân bằng luôn là chìa khóa. Bạn chắc rằng đã từng nghe câu nói: “mọi thứ đều có chừng mực của nó”, cũng tương tự như vậy, trở thành một người theo chủ nghĩa hiện thực không tốt hơn là một người mộng mơ hay ngược lại. Dù bạn là ai cũng sẽ có những thách thức đặt ra cho riêng mình và nỗi sợ hãi sẽ luôn là cách thúc đẩy bạn trở thành một người tốt hơn .
Bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình là một kiểu sợ hãi mà cần được chấp nhận. Nếu bạn thấy mình là một người mơ mộng thì thật tuyệt vì việc bước ra khỏi vùng an toàn có lẽ không phải là điều gì quá lạ lẫm và thách thức đối với bạn. Cho dù đó là quyết định bỏ học đại học để bắt đầu kinh doanh, ra nước ngoài nơi không có người thân bạn bè để sinh sống, bỏ công việc đúng chuyên ngành để trở thành một họa sĩ theo ước mơ của mình… bạn làm chúng vì không muốn sau này sẽ phải hối tiếc vì đã không làm trước đó.
Nhưng nếu bạn là một người luôn thận trọng, hãy suy nghĩ nhiều hơn về việc thay đổi, bước chân ra ngoài. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải bắt đầu đưa ra những quyết định một cách nóng vội hay táo bạo như những ví dụ ở trên. Điều này đơn giản là mở rộng tâm trí của bạn để chấp nhận sự thật rằng bước ra khỏi vùng an toàn không phải là một điều xấu, nó không phải là điều gì đáng để bạn phải sợ hãi.
Hãy học cách quản lý nỗi sợ hãi
Những khi căng thẳng hay khó chịu, hãy nhớ rằng có những điều tốt nhất chỉ xảy ra khi bạn sợ hãi hoặc rơi vào tình huống không thoải mái. Những trải nghiệm này vừa thách thức bạn vừa có thể giúp bạn phát triển. Hãy cam kết rằng mình sẽ luôn nỗ lực cao nhất và không quá kỳ vọng để giảm áp lực. Bạn có thể sẽ không thoải mái khi phải sống ngoài vùng an toàn và đó là lý do bạn nên học cách làm quen với cảm giác không thoải mái.
Bạn có thể đang ở một trong những ngã rẽ của cuộc đời và cảm thấy nuối tiếc vì chưa dám làm điều gì đó hay đang cảm thấy không hài lòng với vị trí hiện tại, công việc mà bạn đang làm hay mối quan hệ mà bạn đang ở trong…
Hỏi bản thân, điều bạn đang thực sự kiếm tìm là gì
Mỗi người trong số chúng ta có những mục tiêu, ước mơ và khát vọng khác nhau nhưng đều nhằm đến một điều chung đó là trở nên tốt hơn so với chúng ta của trước đây, bất kể là về hạnh phúc, tài sản hay tình yêu…
Vậy tại sao một số người trong chúng ta lại gặp khó khăn hơn khi tiến lên phía trước?
Để thoát khỏi những giới hạn của mình, hãy lùi lại một bước và có được cái nhìn tốt hơn về những giới hạn thực sự của mình. Những hạn chế sẽ là những thứ khiến bạn bị bó buộc trong một vòng lặp. Đừng để bản thân bị mắc kẹt khi đối mặt với những vấn đề giống nhau, đưa ra những lựa chọn giống nhau và thực hiện những hành động giống nhau hết lần này đến lần khác. Giới hạn xác định hoàn cảnh hiện tại của bạn cũng như xác định chất lượng cuộc sống của bạn.
Nếu bạn muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của mình, bạn phải có khả năng thoát khỏi những giới hạn khiến bạn luôn rơi vào vòng lặp hàng ngày, hàng tháng và hàng năm.
Thực tế bắt nguồn từ nhận thức
Hiện thực này không phải là điều quan trọng nhất mà đó là cách bạn nhìn nhận về nó. Có thể kiểm soát cách bạn nhìn mọi thứ, thái độ sống của bạn chính là chìa khóa để bứt phá và tạo ra thành công như bạn mong muốn. Chỉ một thay đổi nhỏ trong quan điểm cũng có thể thay đổi hoàn toàn mọi thứ bạn có trong tương lai, bao gồm cả động lực, triển vọng phát triển và lòng tự trọng của bạn!
Bởi vậy, mọi giới hạn thực sự bắt đầu từ tâm trí của bạn. Nó có nghĩa rằng bạn có thể học cách kiểm soát những giới hạn của mình và thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để trở lại mạnh mẽ hơn, đi đúng con đường mình muốn hơn, và tìm thấy ý nghĩa lớn lao hơn của cuộc đời.