Chỉ bằng 1 câu hỏi phỏng vấn, bạn sẽ biết đâu là người sếp mình nên tránh xa

Bảo Anh. - Ngày 27/02/2021 11:48 AM (GMT+7)

Một trong những nguyên nhân nghỉ việc phổ biến mất chính là mâu thuẫn với cấp trên. Để tránh gặp phải những người sếp mình không thể làm việc cùng, đây là câu hỏi rất hữu ích, giúp bạn nhận ra liệu đó có phải là người sếp phù hợp.

Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, các ứng viên thường dành quá nhiều thời gian để cố gắng tìm hiểu về những yêu cầu, trách nhiệm của vị trí mình ứng tuyển mà lại bỏ qua việc tìm hiểu về người cấp trên mình sẽ làm việc cùng. Sự thật là dù bạn có đủ tiêu chuẩn cho vị trí ứng tuyển đó, bạn cũng khó có thể thăng tiến trong sự nghiệp nếu không có mối quan hệ tin cậy và sự tôn trọng với người quản lý trực tiếp của mình.

Sẽ rất khó để biết về một người khi chưa trải qua thời gian làm việc với họ, tuy nhiên có những cách có thể giúp bạn đưa ra phán đoán về việc, liệu đó có phải là người sếp phù hợp để mình làm việc cùng. Trong buổi phỏng vấn xin việc, đây sẽ là câu hỏi giúp bạn nhìn nhận về khả năng làm việc của mình và người sếp đó:

“Anh/chị có thể cho tôi biết về người nhân viên thành công nhất mà anh/chị từng có và những gì họ đã làm khiến bạn ấn tượng không?”

Chỉ bằng 1 câu hỏi phỏng vấn, bạn sẽ biết đâu là người sếp mình nên tránh xa - 1

Giả sử, bạn đang phỏng vấn tại một công ty luôn về các giải pháp cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhưng câu trả lời của vị sếp đó cho câu hỏi trên lại là: 

“Người nhân viên tốt nhất mà tôi từng tuyển là Hoà. Cậu ấy là một trong những nhân viên bán hàng làm việc chăm chỉ nhất của chúng tôi; luôn đến đầu tiên và ra về cuối cùng. Không chỉ mang lại rất nhiều khách hàng mới mà cậu ấy còn luôn trả lời email một cách nhanh chóng bất kể thời gian nào, luôn đến các cuộc họp trước giờ hẹn”.

Đó có phải là một môi trường làm việc tốt với bạn không? Chắc là không rồi. Coi thường sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống chính là dấu hiệu lớn nhất của một ông chủ độc hại. Nhiều người đã trở nên kiệt sức, khốn khổ sau một thời gian làm việc với người sếp luôn chỉ đặt kỳ vọng vào công việc chất lượng cao và không màng đến thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động của nhân viên. 

Một người sếp phù hợp sẽ mô tả người nhân viên mà bạn cảm thấy có nét tương đồng với mình. Đó sẽ là một tín hiệu tốt khi bạn nghe thấy người sếp đó trả lời rằng:

“Thật khó để chọn ra một người như bạn nói! Mọi người trong đội của chúng tôi đều rất tuyệt vời. Nếu phải chọn, tôi sẽ chọn Nhung, cô gái mới đây được thăng chức. Đó là người không bao giờ ngại chia sẻ các ý tưởng mới mặc dù chúng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Cô ấy sẵn sàng đón nhận những thử thách và đã giúp chúng tôi có được nhiều khách hàng hơn. Tôi rất thích năng lượng tích cực và sự nhiệt tình của cô ấy khi làm bất kỳ công việc gì”.

Đây chính là một câu trả lời cho thấy, bạn đã tìm được một người sếp tuyệt vời để làm việc cùng bởi những lý do sau đây: 

Anh/cô ấy bắt đầu câu trả lời của mình bằng cách công nhận toàn bộ nhóm của mình. Trong môi trường làm việc, sẽ có những người mà bạn và cả sếp của bạn thấy quý mến hơn, làm việc hợp hơn song một nhà lãnh đạo giỏi sẽ luôn biết công nhận và coi trọng công sức của mọi thành viên trong nhóm.

Anh/cô ấy đã ra một lộ trình, hướng phát triển của công ty. Câu trả lời này cho thấy rõ những phẩm chất mà người tuyển dụng đang muốn tìm kiếm: Một người có tư duy tương lai, biết định hướng mục tiêu và có thể làm việc tốt với những người khác.

Anh/cô ấy khuyến khích sự phát triển. Sự thăng tiến của nhân viên luôn là một dấu hiệu tốt. Bạn sẽ không muốn làm việc tại một nơi mà sự nghiệp của bạn luôn trì trệ, có làm được việc cũng không được cấp trên thăng chức, tăng lương.  

Chỉ bằng 1 câu hỏi phỏng vấn, bạn sẽ biết đâu là người sếp mình nên tránh xa - 2

Các cách khác để bạn có thể phát hiện người sếp đó có phù hợp với mình: 

1. Kiểm tra trên các trang nhận xét về công ty 

Bạn có thể tìm kiếm thông tin về các trang, hội nhóm chuyên nhận xét về các công ty. Đây là nơi bạn có thể đọc được những chia sẻ thực tế về người sếp đó, đồng nghiệp cũng như môi trường làm việc. 

2. Quan sát môi trường làm việc

Nếu bạn sắp tham gia một cuộc phỏng vấn tại văn phòng, hãy chú ý đến cách các nhân viên trong công ty tương tác với nhau. Họ có vẻ hạnh phúc và tràn đầy năng lượng không? Hay luôn căng thẳng và nghiêm túc? Họ có thoải mái nói chuyện với nhau không? Hay luôn dán mắt vào bàn làm việc với tư thế cúi đầu?

3. Quan sát phong cách giao tiếp

Đừng bỏ qua hành vi thiếu chuyên nghiệp hoặc thô lỗ, chẳng hạn như email không được trả lại trong một thời gian dài hoặc người phỏng vấn liên tục làm gián đoạn trong cuộc phỏng vấn.

4. Đặt câu hỏi về hành vi.

Một vài ví dụ bạn có thể đặt ra như: 

Anh/chị mô tả phong cách quản lý của mình như thế nào?

Anh/chị đã làm thế nào với một nhân viên gặp khó khăn hay làm việc kém hiệu quả?

Anh/chị đã thưởng cho thành tích xuất sắc và sự chăm chỉ của một nhân viên như thế nào?

Các nhà tuyển dụng sẽ đưa ra các câu hỏi phỏng vấn về hành vi để biết được bạn là nhân viên như thế nào. Và điều cần thiết là bạn cũng nên đặt ra những câu hỏi để biết rằng, liệu đó có phải là nơi phù hợp để mình làm việc. 

(*) Bài viết là chia sẻ của JT O’Donnell, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Work It Daily, một nền tảng trực tuyến chuyên giúp mọi người giải quyết những vấn đề lớn trong sự nghiệp. Cô có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và huấn luyện nghề nghiệp.

Đừng nói Tôi không biết, người thông minh luôn biết dùng 4 cách khéo léo này
Trong nhiều tình huống, đặc biệt trong môi trường làm việc, câu nói "Tôi không biết" có thể khiến bạn trở thành người thiếu chuyên nghiệp, thiếu kinh...
Bảo Anh. (Theo CNBC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh