Chỉ cần 2 chữ để khiến một người ngừng phàn nàn

Bảo Anh. - Ngày 22/04/2023 12:00 PM (GMT+7)

Ngừng chủ động tìm kiếm giải pháp mà hãy "thụ động", buông bỏ định kiến ​​của bản thân để lắng nghe những cảm xúc của người khác nhiều hơn, chú ý đến những gì người khác thực sự nghĩ.

1. Càng nói càng suy sụp

Bạn đã bao giờ trải qua tình huống: Khi nghe người khác phàn nàn, bạn cảm thấy mình phải làm điều gì đó cho đối phương. Nhưng khi bạn đưa ra nhiều phương án khác nhau thì đối phương lại càng cảm thấy khó chịu hơn?

Trở về từ kỳ nghỉ, Xuân mang theo lên thành phố cả những bối rối trong câu chuyện với mẹ mình. Những ngày nghỉ hiếm hoi về nhà, mẹ đã dành cả đêm để tâm sự với Xuân. Cô biết mẹ mình có không ít nỗi niềm. Mỗi ngày, bà đều phải ở nhà chăm bố chồng ốm liệt giường, chồng cũng là người có tính khí thất thường, mỗi ngày trôi qua đều không dễ dàng gì. Nếu không thái nhỏ thức ăn, ông nội Xuân sẽ nuốt không trôi và chỉ thẳng mặt mà quát con dâu rằng: "Mày không muốn ăn cho tao à?”

Cô biết mẹ mình vất vả nhưng mỗi lần nghe mẹ tâm sự, bản thân lại cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Cô thương mẹ, thông cảm với những gì mẹ đang phải trải qua và muốn giúp mẹ giải quyết vấn đề.

"Mẹ! Ngày thường mẹ ra ngoài đi dạo nhiều hơn đi, rồi gặp gỡ bạn bè cho vui nữa, đừng cả ngày."

"Ông có bệnh, tính tình lúc này lúc kia, mẹ đừng để ý quá tới lời nói."

"Nếu mệt quá mẹ tìm người giúp việc đi!" 

Sau khi nghe những “giải pháp” này, mặc dù người mẹ liên tục gật gù nhưng tâm trạng lại xấu đi rõ rệt. Cuối cùng, mẹ Xuân viện cớ buồn ngủ nên dừng cuộc nói chuyện và trở về phòng. Có vẻ như việc nói chuyện với con gái cũng trở thành nguồn áp lực cho người mẹ.

Chỉ cần 2 chữ để khiến một người ngừng phàn nàn - 1

2. Giao tiếp càng chủ động càng kém hiệu quả

Lý do là bởi trong giao tiếp với mẹ, Xuân luôn sử dụng phương pháp giao tiếp chủ động. Giao tiếp chủ động ở đây có nghĩa là khi đối mặt với những lời phàn nàn của người khác, bạn nghĩ rằng mình có trách nhiệm giúp đối phương trở nên tốt hơn, rồi vô thức nghĩ ra nhiều giải pháp khác nhau cho người đó. 

Điều này dường như có thiện chí, nhưng thực sự lại ẩn chứa ý đằng sau, rằng tôi không tin bạn có khả năng đối mặt với vấn đề, tôi phải giúp bạn và nó có xu hướng dẫn đến hai hậu quả xấu.

Đối với người nghe: Họ sẽ gánh lấy nỗi đau của người kia về mình, buộc mình phải gánh vác trách nhiệm giúp đỡ người khác. Giống như Xuân trong câu chuyện kia, mỗi lần nghe mẹ phàn nàn, cô đều cảm thấy buồn cho mẹ tôi và rất muốn giúp mẹ bước ra khỏi mớ bòng bong đó. Cô bắt đầu đưa ra nhiều đề xuất khác nhau và thúc giục mẹ hành động càng sớm càng tốt theo những ý tưởng đó. Tuy nhiên, đây cũng thực sự là một sự tiêu hao cảm xúc đối với cô.

Đối với người phàn nàn: Trước hàng loạt giải pháp đúng đắn đó, họ không còn cách nào khác là phải đột ngột kìm nén cảm xúc của mình và buộc phải thay đổi bản thân theo gợi ý của người kia. Sau khi nghe Xuân nói, dù người mẹ bày tỏ rằng bà nhất định phải thay đổi nhưng thực ra, cảm giác trong lòng bà chính là: "Con gái đã không thấy và hiểu cảm xúc của mình". Vì vậy, càng trò chuyện bà càng cảm thấy khó chịu, cuối cùng phải ngừng phàn nàn và kìm nén cảm xúc thật của mình một lần nữa.

Hơn nữa, nếu áp dụng phương pháp giao tiếp chủ động trong thời gian dài, việc giải quyết vấn đề cho người khác trở thành gánh nặng thường xuyên cho người nghe và với người phàn nàn, họ sẽ thấy cảm xúc của mình không bao giờ được chấp nhận và họ phải chọn cách đóng cửa trái tim hoàn toàn.

Lúc này, cả hai đều mệt mỏi và muốn xa cách nhau. Do đó, trước những lời phàn nàn của người khác, chúng ta cũng có thể thay đổi phương thức giao tiếp - giao tiếp thụ động. 

Chỉ cần 2 chữ để khiến một người ngừng phàn nàn - 2

3. Giao tiếp thụ động cũng cần thiết trong cuộc sống

Có thể nhiều người sẽ thắc mắc rằng, sao thụ động lại tốt hơn chủ động? Nhớ rằng, bản thân mỗi người là người chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc thay đổi họ và mọi người đều có xu hướng thay đổi và phát triển bản thân mình.

Trước khó khăn của người khác, khi bạn quá tích cực, những người khác trở nên tiêu cực. Nhưng nếu bạn tiêu cực hơn một chút, người khác sẽ có trách nhiệm hơn với chính họ.

Thụ động ở đây không phải thờ ơ mà là một kiểu quan tâm kiềm chế. Điều quan trọng là chúng ta tin tưởng lẫn nhau và sau đó trao lại quyền chủ động thay đổi cho bên kia. Bạn đang gửi đi thông điệp rằng bạn tin đối phương có thể tự mình trở nên tốt hơn và không cần sự giúp đỡ của người khác. 

Đầu tiên, hãy nói ít hơn và lắng nghe nhiều hơn.

Một người đàn ông đã chia sẻ về sự thay đổi trong mối quan hệ giữa anh và bạn đời của mình. Trước đây, mỗi khi nghe vợ phàn nàn về công việc, anh đều giảng giải và đưa ra cho cô rất nhiều lời khuyên. Điều này khiến vợ anh không khỏi chán nản vì nghĩ rằng, rõ ràng là mình đang giận mà chồng còn tỏ ra bực dọc hơn. Cuối cùng, cả hai dừng trò chuyện và đều thấy không vui.

Gần đây, vợ anh lại than thở và bộc lộ những bức xúc của mình. Nhớ tới cảnh chiến tranh lạnh lúc trước, anh quyết định không góp ý nữa mà chỉ lắng nghe vợ nói. Thật không ngờ, sau khi phàn nàn xong, cô nói: "Xong rồi, em đã thấy thoải mái hơn khi được nói hết ra" rồi tiếp tục làm việc.

Một số người có thể thắc mắc rằng, sự im lặng đó chẳng phải sẽ khiến người kia khó chịu hơn sao? Tuy nhiên, thực tế là nhiều khi một người liên tục phàn nàn không phải thực sự muốn thảo luận về cách giải quyết tình trạng khó khăn mà đơn giản là thấy oan ức và cần trút bỏ những cảm xúc mạnh mẽ của mình. Khi chúng ta giải quyết những phàn nàn của họ theo kiểu “nói ít nghe nhiều”, chúng ta gửi cho họ thông điệp rằng: "Hãy cứ nói ra cho nhẹ lòng. Tôi hiểu cảm xúc của bạn và luôn ở đây bên bạn". 

Chỉ cần 2 chữ để khiến một người ngừng phàn nàn - 3

Sau đó, hãy sử dụng sự tò mò thay vì gợi ý.

Đừng vội đưa ra lời khuyên mà hãy dùng trạng thái không hiểu để tò mò tìm hiểu về vấn đề. Cách giao tiếp thụ động chính là buông bỏ mọi suy nghĩ, những câu hỏi và chỉ đơn giản là tò mò: "Đối phương đang nghĩ gì? Tại sao lại đi đến kết luận như vậy?..." Sau đó, lắng nghe những lời ruột gan của họ và để chính người phàn nàn có thể làm rõ suy nghĩ của mình rồi thay đổi.

Người phụ nữ nọ gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn công việc hay chăm sóc gia đình. Dù rất muốn ra ngoài làm việc nhưng cô luôn cảm thấy nếu không dành thời gian chăm sóc gia đình, điều đó đồng nghĩa với việc cô là một người vợ, người mẹ tồi.

Cô kể với nhiều người về những khó khăn của mình và nhận được rất nhiều lời khuyên. Một số thuyết phục cô từ bỏ công việc của mình để tập trung chăm sóc gia đình, số khác ủng hộ cô đi làm, cho rằng phụ nữ cần độc lập về tài chính. Nhưng cô vẫn không thể đưa ra lựa chọn trong một thời gian dài và ngược lại còn cảm thấy tệ hơn lúc trước. 

Cô quyết định nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia và nhận được câu hỏi: "Vì sao bạn nghĩ mình sẽ là một người mẹ tồi nếu bạn không dành thời gian cho gia đình?"

Hóa ra cô là người phụ nữ sinh ra trong một gia đình bảo thủ. Mẹ cô là một bà nội trợ toàn thời gian cả đời, chưa từng đi làm và cha cô luôn dạy cô rằng lớn lên phải trở thành một người vợ, người mẹ như vậy. Chia sẻ về câu chuyện của mình, chính cô dần nhận ra việc lựa chọn ra ngoài làm việc và bớt thời gian chăm sóc gia đình không có nghĩa mình là người phụ nữ tồi. Sau một vài câu hỏi nữa, cô đã có thể tự đưa ra sự lựa chọn cho mình. 

Vì vậy, khi những người quan trọng tìm đến bạn và tâm sự, phàn nàn, bạn cũng có thể thử làm như một nhà tư vấn: cung cấp cho họ một môi trường an toàn để chia sẻ, sử dụng sự tò mò để giúp họ tự giải quyết, để họ nhận ra rằng họ có khả năng tạo ra sự khác biệt.

Nhà tâm lý học người Canada Jordan Peterson đã có một định nghĩa sâu sắc về tư vấn tâm lý trong cuốn "Mười hai quy luật của cuộc sống": "Tư vấn không phải là đưa ra lời khuyên. Tư vấn là một cuộc đối thoại chân thành."

Trước những lời phàn nàn, bạn có thể ngừng chủ động tìm kiếm giải pháp mà hãy "thụ động", buông bỏ định kiến ​​của bản thân để lắng nghe những cảm xúc của người khác nhiều hơn, chú ý đến những gì người khác thực sự nghĩ. Bằng cách này, đối phương có thể trút bỏ những cảm xúc sóng gió trong lòng, đồng thời nhận ra mình có năng lực giải quyết vấn đề. Đây cũng là ý nghĩa thực sự của việc lắng nghe.

Phụ nữ tuổi 40, đây là cách sống thông minh nhất
Một người phụ nữ biết tự lực cánh sinh có thể không sống sung túc bằng người khác nhưng cuộc sống của cô ấy chắc chắn tự do và thoải mái hơn bất kỳ ai. 

Eva Góc nhìn

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva Góc nhìn