Giảm cân đã dạy tôi điều 8 điều đắt giá về cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Bảo Anh. - Ngày 15/10/2021 10:58 AM (GMT+7)

Không chỉ có được vóc dáng đẹp hơn cũng như sức khoẻ cải thiện, tôi còn nhận ra được nhiều bài học mà việc giảm cân đã dạy tôi về việc tiết kiệm tiền.

(*) Bài viết là chia sẻ của blogger Well Heeled.

Có một sự song song tự nhiên giữa giảm cân và tiết kiệm tiền.

Để xuất hiện đẹp nhất trong ngày cưới, bạn trai tôi đã thực hiện giảm cân. Vài tháng trước, tôi cũng quyết định tham gia cùng. Ngoài việc có những bức ảnh kỷ niệm không thể nào quên, chúng tôi muốn thiết lập những thói quen ăn uống và vận động tốt hơn.

Kết quả là bạn trai tôi đã giảm được hơn 22kg trong vòng 8 tháng, vòng eo từ 96,5cm xuống còn 81,3cm. Tôi cũng giảm được 2,7kg và 2,5cm vòng eo. Không chỉ có được vóc dáng đẹp hơn cũng như sức khoẻ cải thiện, tôi còn nhận ra được nhiều bài học mà việc giảm cân đã dạy tôi về việc tiết kiệm tiền.

1. Đó là hiểu về các con số và thực hiện hành động

Giảm cân đã dạy tôi điều 8 điều đắt giá về cách tiết kiệm tiền hiệu quả - 1

Giảm cân và tiết kiệm tiền là một bài toán. Để giảm cân, bạn cần tạo ra sự thâm hụt calo, tức nạp vào ít calo hơn mức cơ thể cần để duy trì cân nặng hiện tại. Để tiết kiệm tiền, bạn cần chi tiêu ít đô la hơn số tiền kiếm được. Cả hai 2 điều có thể được rút gọn thành tiền vào – tiền ra; calo nạp – calo đốt.

Nhưng những điều sau đó còn là cả một câu chuyện. Nhiều người hiểu rằng ăn uống không lành mạnh và ngồi cả ngày sẽ khiến họ dễ tăng cân cũng như nếu chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn kiếm được, bạn sẽ mắc nợ. Song với ai đã từng cố gắng giảm cân hoặc tiết kiệm tiền, cần nhiều hơn để có thể đưa ra những quyết định khó khăn như chọn ăn một quả táo thay vì chiếc bánh kem, cho thuê phòng để giảm cihi phí nhà ở thay vì sống trong căn nhà rộng rãi.

2. Bạn không thể giảm cân với chế độ kém cũng như không thể tiết kiệm nếu chi tiêu sai lầm

Kiếm được thu nhập khá rất quan trọng, đó là một phần của phương trình nhưng sẽ rất khó để tiết kiệm nếu bạn luôn tiêu xài bừa bãi. Tập trung vào việc kiếm tiền mà không theo dõi chi tiêu cũng giống như cố gắng giảm cân trong khi lấp đầy chế độ ăn uống của mình với đồ ăn nhiều đường và dầu mỡ.

3. Bạn không thể quản lý những gì bạn không đo lường

Giảm cân đã dạy tôi điều 8 điều đắt giá về cách tiết kiệm tiền hiệu quả - 2

Giảm cân đã dạy tôi điều 8 điều đắt giá về cách tiết kiệm tiền hiệu quả - 3

Muốn giảm cân, bạn cần phải đo những gì bạn nạp vào người. Muốn tiết kiệm tiền, bạn cần phải đo lường xem mình đang chi tiêu bao nhiêu. Cố gắng giảm cân và tiết kiệm tiền đều có nghĩa là bạn muốn thay đổi hiện trạng. Bởi vậy, bạn phải làm điều gì đó khác biệt để có được kết quả. Chế độ ăn uống hiện tại của bạn đang không hợp lý, chi tiêu của bạn cũng có vấn đề, nếu không bạn đã đạt được những kết quả như mong muốn.

Cũng giống như người muốn giảm cân cần đo lường lượng calo nạp vào, đốt cháy; bạn cần theo dõi chi tiêu để biết những đồng tiền của mình đang đổ vào đâu. Ngừng tự huyễn hoặc bản thân về số tiền mình thực sự đang ăn hoặc tiêu.

4. Biết điều gì là đáng và điều gì là không

Tất cả chúng ta đều có nguồn lực hạn chế, vì vậy cần khôn ngoan để phân định rõ rằng khoản mua sắm hãy bữa ăn nào là xứng đáng. Sau gần 2 tháng chú ý đến chế độ ăn uống của mình hơn, tôi đã có 1 danh sách những món “đáng ăn” dù chứa lượng calo khổng lồ: gà rán với xôi yêu thích (800-1.000 calo), ramen cà ri ở 1 tiệm mì địa phương (650-700 calo), bánh nướng do chị của bạn trai làm. Tôi cũng biết đâu là món không đáng và khi ăn 1 trong những món thuộc danh sách trên, tôi sẽ nói không với các món khác và tự điều chỉnh bữa ăn của mình.

Nói đến chi tiêu, tôi cũng làm tương tự. Với tôi, những bài học Tango với giá 15 đô la là đáng giá song ngần ấy tiền cho 2 cuốn sách điện tử thì không. Tôi có đủ kem dưỡng ẩm cho cả 1 năm, vì vậy nhãn hàng có ra chai mới tôi cũng sẽ không mua. Tôi muốn hướng số tiền tiết kiệm được tới điều thực sự mong muốn như nghỉ hưu không lo lắng về tiền bạc, chuyến du lịch trong mơ cùng gia đình... Bằng cách chi tiền cho những gì quan trọng với bạn và cắt giảm chi tiêu nghiêm khắc tất cả các phần còn lại, bạn có thể tận hưởng được nhiều hơn từ số tiền của mình, xây dựng tương lai tài chính vững chắc.

5. Lập kế hoạch trước và có phương án dự phòng

Giảm cân đã dạy tôi điều 8 điều đắt giá về cách tiết kiệm tiền hiệu quả - 4

Chúng ta sẽ khó lòng ăn đúng đắn 100% thời gian và cũng khó để 100% chi tiêu đúng đắn. Tuy nhiên, bằng cách lập kế hoạch trước và xây dựng “tấm đệm” cho mình, bạn có thể giảm thiểu tác động của 1 quyết định ăn kiêng hoặc khoản chi sai lầm.

Khi tôi biết mình sẽ dành tối thứ Sáu này để trò chuyện và ăn món gà yêu thích với gia đình, tôi sẽ cố gắng cắt giảm 100 calo mỗi ngày từ đầu tuần. Khi tôi biết mình sẽ phải đóng tiền học hay thuê nhà quý tới, tôi cố gắng tiết kiệm nhiều hơn ngay từ bây giờ.

Tất nhiên, dù các kế hoạch có tốt cỡ nào, chúng ta vẫn có thể mắc phải sai lầm và đi chệch hướng. Điều quan trọng là đừng để 1 ngày tệ biến thành 1 tuần tệ, 1 tuần tệ biến thành 1 tháng tệ... Khi nhận ra bản thân đang đi chệnh hướng, hãy nhanh chóng dừng lại và điều chỉnh thói quen chi tiêu cũng như ăn uống của mình hợp lý hơn thay vì trượt dài theo sai lầm đó.

6. Đó không phải là chuyện ngày 1 ngày 2, đó là lối sống

Một đêm, bạn trai đến gặp tôi với vẻ mặt tội nghiệp: “Em biết không, anh sẽ phải ăn như thế này trong suốt phần đời còn lại của mình”. Tôi nhìn anh ấy và nói: "Em cũng vậy mà. Nhưng không sao hết. Chúng ta đang thực hiện lối sống ăn uống lành mạnh. Điều đó tốt cho chúng ta!"

Nghĩ về những gì và cách mà chúng tôi đã ăn, tôi biết đó không phải là cách ăn uống bền vững. Chúng tôi không hề biết đến khái niệm điều độ, luôn đánh giá thấp lượng calo trong thức ăn và đánh giá quá cao lượng calo mình đốt được khi tập thể dục. Chúng tôi ăn bất cứ thứ gì mình muốn, bất cứ khi nào mình thích và tất nhiên những món ăn đó không phải là salad hay rau luộc.

7. Đừng chỉ dựa vào sức mạnh ý chí

Ý chí là một nguồn lực hạn chế. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta tập trung sức mạnh ý chí vào một số việc nhất định, các mục tiêu khác sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang cố gắng tập trung tiết kiệm tiền, bạn có thể không làm tốt việc ăn uống lành mạnh.

Đó là lý do bạn nên tìm những hệ thống giúp mình đưa ra quyết định đúng đắn hơn thay vì chỉ dùng đến kỷ luật tự giác. Trong chuyện tiền bạc, hãy đảm bảo bạn luôn trả tiền cho mình trước tiên, coi tiết kiệm như 1 khoản chi phí bắt buộc, thực hiện tiết kiệm tự động ngay khi có khoản thu nhập phát sinh. Khi nói đến việc giảm cân, hãy chuẩn bị sẵn quần áo tập thể dục từ tối hôm trước, dự trữ trong tủ lạnh những món ăn có hàm lượng calo thấp phòng khi bạn thèm ăn và nói không (hoặc quy định sẵn số lần) với việc ăn ngoài hàng.

8. Khi nhìn kết quả, bạn sẽ thấy những điều đã trải qua là xứng đáng

Khi nhìn thấy số tiền trong tài khoản tiết kiệm không ngừng tăng, bạn sẽ không còn nhớ đến những chiếc váy mình quyết định không mua hay những bữa ăn hàng mà mình từ bỏ. Ngắm mình trong gương, vừa vặn với bộ váy giảm 1 cỡ, bạn sẽ thấy việc giảm tinh bột hay tạm biệt những món ăn nhiều dầu mỡ là xứng đáng. Đừng quên tự thưởng cho bản thân, ghi nhận những cột mốc mà bạn đạt được.

Quy tắc 50-20-30 giúp bạn thoát khỏi nợ nần, tiết kiệm tiền hiệu quả bất chấp thu nhập
Bạn không nhất thiết phải theo dõi từng đồng nếu bạn không muốn. Bạn có thể chỉ chọn 1 hoặc 2 hoặc 3 danh mục gây ra cho bạn nhiều vấn đề nhất và đặt...

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh. (Theo Huffpost)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu