10 dấu hiệu của người chi tiêu quá nhiều, bạn có bao nhiêu?

Bảo Anh. - Ngày 13/10/2021 11:04 AM (GMT+7)

Chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết, thậm chí là vượt quá khả năng của mình có thể dẫn đến một số vấn đề rất nghiêm trọng như nợ nần chồng chất và căng thẳng trong mối quan hệ.

Theo nghiên cứu, có 2-5% người Mỹ phải vật lộn với chứng nghiện mua sắm và nhiều người khác lại mắc phải các dạng bội chi nhẹ. Chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết, thậm chí là vượt quá khả năng của mình có thể dẫn đến một số vấn đề rất nghiêm trọng như nợ nần chồng chất và căng thẳng trong mối quan hệ.

Dưới đây là 10 dấu hiệu cho thấy bạn cần cắt giảm thói quen chi tiêu của mình:

1. Bạn nói dối về việc mua hàng

10 dấu hiệu của người chi tiêu quá nhiều, bạn có bao nhiêu? - 1

Những người mua sắm nhiều hơn mức cần thiết thường giấu việc mua hàng với các thành viên trong gia đình hoặc lén để những món đồ mới vào nhà và vờ rằng họ đã sở hữu món đồ đó lâu rồi, không phải vừa mới mua. Nếu bạn cảm thấy mình phải giấu những món đồ mới mua gần đây, đó có thể là dấu hiệu cho thấy có điều không ổn.

2. Bạn giữ bí mật về việc mua sắm của mình

Giống như những người nghiện mua sắm, những người tiêu xài quá mức đôi khi phải nói dối rằng mình đang làm việc khác trong khi thực tế đang ở trung tâm thương mại hoặc ngồi nhà mua sắm online. Họ cũng có thể phải nói dối rằng mình đi công chuyện trong khi thực tế là đi mua sắm. Đó là bởi họ có thể xấu hổ khi thừa nhận vấn đề của mình và không muốn người thân can thiệp vào điều đó.

3. Thói quen mua sắm đang làm tổn hại đến các mối quan hệ của bạn

Khi những người mắc chứng nghiện mua sắm mắc nợ hoặc nói dối về chuyện chi tiêu của mình, điều đó có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ thân thiết. Những người thân yêu thường muốn giúp đỡ họ nhưng lại không biết nên làm thế nào và nỗ lực can thiệp vào điều này có thể dẫn đến tranh cãi.

4. Bạn có xu hướng mua sắm một mình

10 dấu hiệu của người chi tiêu quá nhiều, bạn có bao nhiêu? - 2

Khi đi mua sắm cùng những người bạn đáng tin cậy, bạn có thể kiểm soát được tốt hơn những cơn mua sắm bốc đồng. Không ít người luôn mua sắm một mình là vì họ muốn che giấu mức độ mua hàng của mình.

5. Mua sắm là một sở thích của bạn

Nếu mua sắm là một trong những hoạt động chính của bạn, bạn sẽ dễ mất kiểm soát hơn. Các nhà trị liệu khuyên rằng bạn nên thay thế việc đi mua sắm bằng các hoạt động khác không liên quan đến việc mua hàng, chẳng hạn như chơi các môn thể thao, ca hát nấu ăn.

6. Bạn mua sắm để cảm thấy tốt hơn về bản thân

Những người nghiện mua sắm thường nói rằng việc mua một chiếc váy hoặc trang phục mới giúp họ tăng sự tự tin. Một số người nghiện mua sắm khác cũng gặp vấn đề về tự ti và cảm giác bất an, sợ người khác đánh giá mình. Tiêu tiền, đắp lên người những thứ đắt đỏ khiến họ thấy an tâm hơn.

7. Bạn cảm thấy háo hức mỗi khi mua hàng

Những người không thể kiểm soát được việc mua sắm bốc đồng thường cảm thấy hào hứng mỗi khi thực hiện mua sắm. Đó là một trong những lý do khiến họ rất khó để ngăn bản thân mình lại.

Bởi vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng những người nghiện mua sắm nên tránh môi trường mua sắm quá kích thích hoặc chờ đợi 24 giờ trước khi mua hàng. Khoảng thời gian này sẽ giúp bạn lấy lại bình tĩnh, nhận thức rõ được liệu sản phẩm đó có thực sự cần thiết hay không.

8. Thói quen mua sắm đang can thiệp vào cuộc sống của bạn

Khi thói quen mua sắm bắt đầu ảnh hưởng đến các mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống, chẳng hạn như tiết kiệm để mua nhà hoặc trả nợ, có lẽ đã đến lúc bạn nên tìm hiểu xem liệu mình có bị nghiện mua sắm hay không.

9. Bạn sử dụng thẻ tín dụng để chi trả việc mua sắm

10 dấu hiệu của người chi tiêu quá nhiều, bạn có bao nhiêu? - 3

Khi những người nghiện mua sắm buộc phải chuyển sang thẻ tín dụng để tài trợ cho cơn nghiện của mình, rất có thể điều này sẽ nhanh chóng khiến vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát, số nợ tăng lên rõ rệt. Một mẹo nhỏ dành cho bạn chính là thử chi tiêu hoàn toàn bằng tiền mặt. Cảm giác mất mát rõ rệt khi bạn phải trả tiền sẽ giúp bạn hạn chế việc mua sắm bốc đồng.

10. Bạn không biết tiền của mình đang “đi” đâu

Những người mắc chứng nghiện mua sắm đôi khi cố gắng bỏ qua những tổn thất lớn mà hành vi của họ đang gây ra cho cuộc sống của mình. Nếu bạn không biết tiền của mình đang đi đâu và bạn đã dành bao nhiêu cho việc mua sắm, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét kỹ hơn.

Bằng cách tạo thói quen ghi chép chi tiêu hằng ngày, bạn sẽ biết được đồng tiền của mình đang “đi” đâu nhằm kiểm soát tốt hơn cũng như có sự điều chỉnh hợp lý.

Sau khi xem 10 dấu hiệu trên, bạn nhận thấy mình có bao nhiêu điều? Nếu thấy bản thân có xu hướng bội chi và muốn kiểm soát, hãy thử 3 bước sau:

Nói chuyện với bạn bè

Chia sẻ vấn đề của bạn với bạn bè có thể giúp bạn có thêm nguồn động viên tinh thần. Thay vì buổi hẹn mua sắm ở trung tâm mua sắm, rất có thể họ sẽ đề xuất một buổi xem phim ngay tại nhà, vừa vui vẻ lại không tốn kém.

Dù người đó là bạn của bạn hay nửa kia, hãy cung cấp đủ thông tin chi tiết để họ có thể hiểu rõ về vấn đề. Đừng giấu việc bạn đã chi tiêu bao nhiêu cho việc mua sắm trong 6 tháng qua, số nợ thẻ tín dụng và những vấn đề khác.

Tìm các hoạt động thay thế

Để tránh thời gian rảnh rỗi dễ phát sinh mua sắm bốc đồng, hãy lên lịch cho các hoạt động khác. Đó có thể là chơi thể thao, tham gia câu lạc bộ sách, các lớp học nấu ăn hay hoạt động khác. Đánh lạc hướng bản thân khỏi những thói quen cũ có thể là bước quan trọng để bạn thay đổi tình hình tài chính của mình.

Tập trung vào các mục tiêu lớn trong cuộc sống của bạn

Nếu mục tiêu của bạn là sở hữu nhà riêng trong 5 năm tới hoặc mua một chiếc ô tô vào năm sau thì bạn cần ngừng chi tiêu những khoản không cần thiết để tiết kiệm cho những khoản lớn hơn. Hãy thường xuyên nhắc nhở bản thân về những mục tiêu lớn hơn đó để giúp bản thân đi đúng hướng.

Tiết kiệm cả đống tiền bằng cách ngừng mua 1 thứ ai cũng có trong tủ quần áo
Dù mua sắm quần áo có thể là niềm vui và đôi khi là điều cần thiết nhưng bạn nên nhận ra sự khác biệt giữa những gì bạn cần, những gì bạn muốn và...

Bí quyết chi tiêu

Bảo Anh. (Theo Businessinsider)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu