Lắng nghe để phản hồi thay vì thấu hiểu chính là con đường dẫn đến thất bại

Kiên Nguyễn - Ngày 03/07/2021 19:00 PM (GMT+7)

Điều khó nhất trong quá trình học lắng nghe tích cực chính là không phán xét hoặc đi đến kết luận. Khi thực sự lắng nghe, bạn cần cố gắng giữ lại những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân mình trừ khi được đối phương yêu cầu.

Chìa khóa để bạn có thể thành công trong bất kỳ mối quan hệ nào chính là kỹ năng giao tiếp tốt. Tuy nhiên, đa phần chúng ta không được dạy nhiều về một phần quan trọng của nghệ thuật giao tiếp chính là lắng nghe người khác. Học cách lắng nghe để thấu hiểu thay vì phản hồi là điều rất quan trọng, giúp bạn có các mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, đối tác, cha mẹ và bất kỳ ai khác trong cuộc sống của bạn.

Đa phần chúng ta đều không thực sự lắng nghe

Phần đông chúng ta thường lắng nghe để đưa ra những hồi đáp. Điều đó có rằng thay vì thực sự chú ý đến những gì người khác đang nói, chúng ta lại suy nghĩ về những gì mình muốn nói để đáp lại.

Tất nhiên, mọi chuyện là tốt khi bạn suy nghĩ kỹ lưỡng để đưa ra một câu trả lời song nếu bạn chỉ mải suy nghĩ về những gì mình muốn nói thay vì nghe những gì người khác đang kể, bạn đang không thực sự lắng nghe và không phải là người giao tiếp tốt. Khi trường hợp đó xảy ra, bạn có thể bày tỏ quan điểm của mình hoặc không và nếu đối phương cũng lắng nghe theo cách của bạn, hai bạn đang thực sự không tương tác trọn vẹn với nhau.

Nghe để thấu hiểu là thế nào

Lắng nghe để phản hồi thay vì thấu hiểu chính là con đường dẫn đến thất bại - 1

Thay vì mải suy nghĩ về những gì bạn muốn nói trong khi người kia đang kể, hãy thực sự lắng nghe. Các chuyên gia gọi đây là sự “lắng nghe tích cực”, trong đó bao gồm:

Tập trung chú ý

Khi ai đó đang nói chuyện với bạn, hãy nhìn họ. Bạn nên chú đến việc giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể của họ. Hãy ghi nhớ giọng điệu cũng như những gì đối phương đang thực sự nói. Hãy thực sự lắng nghe!

Lắng nghe bằng cả cơ thể của bạn

Thay vì nhìn ngang ngó dọc, hãy quay người về phía người đang nói, giữ khoảng cách đủ gần để họ hiểu rằng họ đang thực sự được lắng nghe. Hãy giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, gật đầu và nói những câu để dẫn dắt tiếp câu chuyện như “Vậy sao? Thật ư?...” khi thích hợp.

Đừng ngắt lời người nói

Cách tốt nhất để khiến ai đó cảm thấy họ đang không được lắng nghe chính là ngắt lời hoặc nói chuyện chen ngang. Hãy thể hiện sự chân thành của mình bằng việc lắng nghe đầy đủ và đợi đến khi họ nói xong mới đặt ra câu hỏi hay thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình.

Hãy lặp lại những gì họ đã nói

Đừng chỉ nói những gì bạn định nói. Hãy thể hiện cho đối phương thấy rằng bạn đã nghe và nghe rất chăm chú những gì họ nói bằng cách lặp lại bản tóm tắt những gì bạn đã nghe được trước khi thêm vào ý kiến của riêng mình.

Đáp lại những gì họ nói

Khi trò chuyện với bất kỳ ai, hãy trung thực và thể hiện sự tôn trọng với họ khi bạn phản hồi. Nhớ rằng, bạn muốn được người khác lắng nghe thế nào thì hãy thể hiện điều đó trong câu chuyện với người khác.

Làm sao để học cách nghe tốt hơn?

Lắng nghe để phản hồi thay vì thấu hiểu chính là con đường dẫn đến thất bại - 2

Để trở thành một người lắng nghe tích cực hơn, bạn thực sự cần luyện tập. Dưới đây là những bước để bạn cải thiện dần kỹ năng nghe và ngày càng khéo léo hơn trong giao tiếp.

Bắt đầu bằng việc đặt điện thoại xuống khi ai đó đang nói chuyện với bạn

Một lỗi giao tiếp mà khá nhiều người mắc phải chính là sử dụng điện thoại khi ai đó đang nói chuyện với mình. Hãy đặt điện thoại xuống, quay người về phía họ, nhìn vào mắt họ và thực sự lắng nghe những gì họ đang nói.

Đừng nghĩ rằng bạn đã đoán trước được nội dung mà họ muốn nói với bạn nên không cần phải chú ý đến điều gì. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn giao tiếp với con cái. Hơn ai hết, chúng cần được biết rằng với bạn, chúng quan trọng đến nhường nào.

Lặp lại lời đối phương trước khi bình luận

Lắng nghe để phản hồi thay vì thấu hiểu chính là con đường dẫn đến thất bại - 3

Một hành động đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp chính là lặp lại những gì đối phương vừa nói trước khi đưa ra những suy nghĩ của mình. Điều này sẽ khiến đối phương cảm thấy mình thực sự được lắng nghe và thấu hiểu.

Đôi khi, điều này còn giúp bạn tránh được những rắc rối không đáng có. Ví dụ khi đối phương đang nói chuyện về cấp trên của mình bạn không thực sự hiểu nửa kia đang nói gì, đây là mẹo hay để bạn có thể sử dụng với bất kỳ ai trong tình huống nào.

Cố gắng không phán xét

Điều khó nhất trong quá trình học lắng nghe tích cực chính là không phán xét hoặc đi đến kết luận. Khi thực sự lắng nghe, bạn cần cố gắng giữ lại những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân mình trừ khi được đối phương yêu cầu. Ngoại trừ trường hợp họ yêu cầu nhận được lời khuyên, còn lại thì đừng chủ động nói. Một số người thực sự chỉ muốn được lắng nghe. Họ không muốn bạn cố gắng sửa chữa mọi thứ mà họ đang gặp phải. Đa phần đều không cho rằng bạn hiểu về mọi chuyện hơn là chính họ. Bởi vậy, phán xét hay đi đến kết luận không phải là một ý kiến hay.

Để học được kỹ năng lắng nghe tốt hơn là một quá trình, không phải điều có thể đạt được trong ngày 1, ngày 2 nhưng thực sự xứng đáng. Những người xung quanh bạn sẽ cảm thấy được hỗ trợ và thấu hiểu hơn, cảm thấy thoải mái, hiện cảm hơn khi giao tiếp với bạn.

3 câu chuyện đáng suy ngẫm về bài học cuộc sống ai cũng nên đọc
Có rất nhiều mối quan hệ chỉ cần can đảm buông tay là ta có thể tự giải thoát cho mình, cho ta một cơ hội khác nhưng phần nhiều trong chúng ta lại...

Bài học cuộc sống

Kiên Nguyễn (Theo Lifehack)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống