Lý Lăng Dung, từ nô tì da đen tới bậc mẫu nghi thiên hạ chỉ nhờ một câu nói

Ngày 08/06/2018 11:00 AM (GMT+7)

Câu chuyện về bà vẫn được sử sách lưu lại như một sự kiện đặc biệt khi từ một nô tỳ da đen bỗng chốc trở thành người phụ nữ quyền lực nhất chốn cung cấm.

Đứa bé da đen lưu lạc tới Trung Nguyên

Chưa nói đến bậc mẫu nghi thiên hạ, chỉ cần nói đến các cung tần trong cung người ta đã tưởng tượng ra những cô gái xinh đẹp nhất nước được tuyển chọn vào. Thế nhưng, lịch sử Trung Hoa đã ghi chép lại một người phụ nữ với làn da đen khác biệt đã trở thành Thái hậu.

Thái hậu duy nhất có nước da đen trong lịch sử Trung Hoa đó chính là Lý Lăng Dung, vợ của Đông Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục, vị vua thứ 8 của triều Đông Tấn (317-420).

Ngay từ khi còn nhỏ, Lý Lăng Dung đã bị bán vào vương phủ nhà Tư Mã Dục làm việc chuyên dệt vải. Theo sử sách ghi lại, bà là người có tướng mạo không giống với người Trung Nguyên bấy giờ khi sở hữu dáng người cao to, nước da đen khỏe khoắn, tóc lại xoăn.

Lý Lăng Dung, từ nô tì da đen tới bậc mẫu nghi thiên hạ chỉ nhờ một câu nói - 1

Ảnh minh họa 

Về lai lịch của bà, không có ghi chép nào cụ thể. Có sách cho rằng bà đến từ một vùng đất xa xôi, sinh ra trong tộc người Lâm Ấp, một tộc người từng sống ở Ấn Độ, Trung Đông và miền nam châu Phi.

Tộc người này chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa cũng như tôn giáo Trung Quốc. Giải thích cho lý do bà tới Trung Nguyên từ khi còn nhỏ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có khả năng là do tộc người Lâm Ấp đã có sự giao thương và qua con đường đó mà lưu lạc tới vương phủ Tư Mã Dục.

Ở thời bấy giờ, với xuất thân ngoại lai và dung nhan thô kệch, việc có thể có được một tấm chồng bình dân đã khó. Thế nhưng chuyện chẳng ai ngờ, Lý Lăng Dung lại có ngày đổi đời trở thành Hoàng hậu cao quý, trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ của cả một triều đại.

Cuộc đời sang trang chỉ nhờ một câu nói

Thời bấy giờ, Tư Mã Dục có 3 người con trai nhưng đều yểu mệnh chết sớm. Ông vô cùng lo lắng về người nối dõi khi lần lượt các phi tần trong cung đều không sinh được con trai. Mã Dục bèn triệu thêm nữ giới vào cung nhằm tìm người có thể sinh con trai cho mình nhưng mọi sự cố gắng đều vô vọng.

Khi tìm tới pháp sư, ông ta nói với Tư Mã Dục rằng tất cả các thê thiếp của ông không ai có mệnh sinh cho ông một người kế tự. Tuy nhiên, khi nhìn thấy người hầu gái có nước da đen đang dệt vải tên là Lý Lăng Dung, vị pháp sư đã thốt lên: “Đây mới chính là người phụ nữ có thể làm mẹ của bậc đế vương”.

Hết thảy mọi người xung quanh đều vô cùng kinh ngạc với câu nói đó. Không ai nghĩ rằng, một người phụ nữ xuất thân hèn mọn và ngoại hình xấu xí ấy lại có thể làm điều mà các thê thiếp xinh đẹp của Tư Mã Dục không làm được.

Cuối cùng, Tư Mã Dục cũng chọn Lý Lăng Dung làm thiếp. Không lâu sau, Lý Lăng Dung mang thai. Tương truyền rằng, bà mơ thấy hai con rồng quỳ lạy mình, Tư Mã Dục biết vậy trong lòng khấp khởi mong chờ.

Sau vài năm chung sống, Lý Lăng Dung lần lượt hạ sinh được hai hoàng tử và một cô công chúa. Con trai đầu của bà được sinh vào lúc bình minh nên đặt là Tư Mã Diệu, với tên chữ là Xương Minh; con trai sau đặt là Tư Mã Đạo Tử.

Cuối đời viên mãn

Năm 371, Tư Mã Dục lên ngôi vua, sắc phong Lý Lăng Dung làm Thục phi. Ông không lập ai làm Hoàng hậu chính thức nên Lý Lăng Dung làm chủ hậu cung không khác gì một Hoàng hậu thực thụ.

Hai năm sau, Tư Mã Dục qua đời, con trai cả của bà là Tư Mã Diệu lên ngôi khi mới 10 tuổi. Lý Lăng Dung nhờ đó mà được phong làm Hoàng thái phi, trang phục không khác gì Hoàng thái hậu.

Lý Lăng Dung, từ nô tì da đen tới bậc mẫu nghi thiên hạ chỉ nhờ một câu nói - 2

Ảnh minh họa 

Hai mươi năm sau, nhờ sự khuyên bảo của con trai thứ là thượng thư Tư Mã Đạo, bà chính thức được phong làm Hoàng thái hậu. Sau khi Mã Diệu qua đời, con trai ông là Tư Mã Đức Tông kế vị, suy tôn Lý Lăng Dung làm Thái hoàng thái hậu.

Năm 400, Lý Lăng Dung qua đời ở tuổi 51, chôn cất tại lăng Tu Bình, kết thúc cuộc đời của vị hoàng hậu ngoại lai độc nhất lịch sử Trung Hoa phong kiến. Câu chuyện về bà vẫn được sử sách lưu lại như một sự kiện đặc biệt khi từ một nô tỳ da đen bỗng chốc trở thành người phụ nữ quyền lực nhất chốn cung cấm.

Bà hoàng hậu liên tiếp ngoại tình với hai… thái giám và cái kết bi thảm
Sử sách chép rằng, trong suốt thời gian Văn Đế bị bệnh phải ở Nhữ Nam điều trị, Phùng thị gần như công khai dâm loạn với Cao Bồ Tát trong chốn hậu...
Diệu Ly
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thâm cung bí sử